PDA

View Full Version : Học văn bằng 2 Kế toán – Những điều bạn nên biết



vanbang2186
03-18-2016, 02:03 PM
Học văn bằng 2 kế toán luôn tạo sức hút với nhiều đối tượng như: sinh viên mới ra trường, người đã đi làm… tốt nghiệp ngành kế toán các bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình một công việc và mức lương ổn định. Bởi kế toán là một bộ phận không thể thiếu tại các doanh nghiệp, và được cho là một trong những ngành không lo thất nghiệp nhất.

Học văn bằng kế toán cần những điều kiện nào?
Muốn theo đuổi ngành kế toán, làm việc tại các đơn vị, doanh nghiệp trong nước thì bạn nhất thiết phải có bằng cử nhân lĩnh vực kế toán hoặc những liên ngành có liên quan. Nếu bạn đang học ngành khác, nhưng muốn học văn bằng 2 kế toán thì bạn cần phải có những điều kiện sau: Theo quy chế đào tạo văn bằng 2 để được đăng kí dự thi, thí sinh phải tốt nghiệp một trường ĐH nào đó, có nghĩa là bạn đã có tấm bằng cử nhân ĐH (hay còn gọi là văn bằng ĐH đầu tiên) thì bạn mới được đăng kí thi và học văn bằng 2 kế toán.
Tuy nhiên, tùy theo từng trường ĐH sẽ có những quy định riêng phù hợp (nhưng vẫn đảm bảo về mặt quy chế chung) Vì vậy, khi các bạn muốn đăng kí thi và học văn bằng 2 kế toán hay bất kỳ ngành nào, hãy liên hệ với đội ngũ tư vấn của nhà trường để được biết thông tin cụ thể.
Theo các chuyên gia phân tích học văn bằng 2 học viện tài chính ngành kế toán có hữu ích hơn cả đối với sinh viên như kiến thức chuyên sâu hơn, được học thực tế với các chuyên viên kế toán, kiểm toán viên đến từ các doanh nghiệp.

Giá trị văn bằng 2 kế toán và vị trí công việc sau khi ra trường
Bất cứ sinh viên nào sau khi ra trường cũng mong muốn được tuyển dụng, được làm việc ổn định trong một môi trường năng động, được học hỏi và tiến xa hơn nữa trong sự nghiệp. Vì vậy, nhiều bạn trẻ sau khi tốt nghiệp ĐH, đã nhanh chóng học thêm một văn bằng 2 chuyên ngành phù hợp với nhu cầu xã hội, cũng như phù hợp với bản thân. Tránh rủi ro thất nghiệp, cũng như lấy lại sự tự tin và đủ lực để ứng tuyển vào một vị trí thích hợp. Học VB2 Kế toán là một trong những sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ hoặc những người đã đi làm.


Học văn bằng 2 Kế toán, sinh viên sẽ được trang bị khối lượng kiến thức chuyên sâu về ngành như: phân tích tài liệu kế toán, kiểm toán chuyên sâu, kế toán thuế, kế toán doanh nghiệp…. Sau khi tốt nghiệp với tấm văn bằng 2 Kế toán sẽ là một ưu thế lớn đối với bạn khi phải cùng lúc cạnh tranh với nhiều ứng viên.
Giá trị của tấm bằng ĐH thứ hai (hay còn gọi là văn bằng 2) tương đương với giá trị tấm bằng ĐH đầu tiên, việc sở hữu song song hai bằng chuyên môn có giá trị cộng với sự tự tin, vốn kiến thức vững chắc, sự linh hoạt trong các kĩ năng nghề nghiệp… sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với các nhà tuyển dụng, họ sẽ nhìn nhận bạn là một người chăm chỉ, kiên trì, biết lo cho tương lai xa, bạn sẽ là kiểu mẫu nhân viên sáng trong tương lai.

Những tố chất cần thiết của một người làm trong ngành kế toán
Ngành kế toán đòi hỏi các bạn cần có nhiều phẩm chất phù hợp để có thể gắn bó lâu dài với nó. Bạn thường xuyên làm việc với các con số, là cầu nối thông tin kinh doanh truyền tải đến các bên liên quan, điều này rất quan trọng trong việc quyết định chiến lược của các công ty. Vì vậy, phẩm chất: Trung thực và cẩn thận là những tố chất quan trọng đầu tiên khi muốn gắn bó với nghề kế toán đầy rẫy “cám dỗ và cạm bẫy”. Vậy những yếu tố nào thực sự cần thiết với một người muốn trở thành một kế toán:
– Trước hết, bạn phải là người yêu thích và có sự đam mê với những con số, có khả năng tư duy tốt. Vì kế toán luôn phải làm việc với các con số, nhập dữ liệu, thống kê… nên việc yêu thích toán học, và đam mê với nghề là hết sức quan trọng để gắn bó lâu dài với nghề kế toán khô khan.
– Kế toán thường xuyên tiếp xúc với sổ sách, tiền của công ty nên phải có tính trung thực, cẩn thận và có trách nhiệm với công việc.
Sau khi tốt nghiệp văn bằng 2 ngành kế toán, các bạn làm việc tại các phòng ban kế toán, tài chính tại các công ty, các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, tư nhân hoặc các tổ chức của nước ngoài.
Nguồn: hvtc.heu.edu.vn/hoc-van-bang-2-ke-toan-nhung-dieu-ban-nen-biet/