PDA

View Full Version : Kẹo Sìu Châu truyền thống miền quê Nam Trực



raovatalo001
03-27-2016, 01:34 AM
"Xuân có kẹo sìu, xuân đượm sắc. Tết có thơ vị, tết Nguyên Hương" Đó là đôi câu đối ngẫu hứng của một thi sĩ tài hoa nào đó khi thưởng thức hương vị tinh tuý của thứ kẹo dân dã mà đậm đà bản sắc của đất lúa nơi châu thổ Sông Hồng. Kẹo lạc ([Only registered and activated users can see links]) - một đặc sản độc đáo của Thành Nam mỗi khi tết đến xuân về.
[Only registered and activated users can see links]
Tên gọi " Kẹo Sìu Châu" khiến nhiều người lầm tưởng đây là sản phẩm do người Hoa làm. Thực ra không phải như vậy, đó là thứ Kẹo lạc cao cấp, một thứ kẹo hoàn toàn thuần việt do người Việt Nam, cụ thể là người Nam Định sáng tạo ra từ các vật liệu sẵn có của vùng nông nghiệp.Cửa hàng bán Kẹo Sìu Châu ở phố hàng Sắt dưới là phố có rất nhiều người Triều Châu, gần cửa đền Thiều Châu. Khi cửa hàng chưa có tên người ta thường gọi cho tiện nhớ “ hiệu kẹo ngon ở trước cửa đền Triều Châu”, dần dần cho gọn, cho dễ nhớ người ta gọi là “kẹo Triều Châu” rồi “kẹo Sìu Châu” chung cục là “kẹo Sìu”. Cái tên kẹo Sìu có từ đấy, Sìu Châu chính là biến âm dần dần của Triều Châu. Đến hiện thời cái tên gọi dân giã đã trở nên thân thuộc mà ít ai để tâm tìm hiểu về lai lịch của nó.

Nghề làm kẹo lạc ở Nam Định đã có từ lâu. có nhẽ trước khi các thứ kẹo của nước ngoài du nhập vào thì các cụ nhà ta chỉ có mâý thứ kẹo căn bản: kẹo vừng, kẹo lạc, kẹo bột, kẹo mạch nha…ở Hà Nội có kẹo dồi, Nghệ An có kẹo cu đơ là các loại kẹo chế phẩm từ lạc. Nhưng Có lẽ thông dụng hơn là kẹo lạc hay còn gọi là “kẹo Sìu Châu”.

Có thể nói kẹo Sìu Châu là tột bực trong kỹ thuật làm kẹo lạc ở ta. nguyên liệu là đỗ lạc, đường trắng và mạch nha (nấu từ bột nếp hương và mộng mạn). Lạc phải chọn kỹ loại bỏ những hạt lép, hạt sâu. Khi rang phải chín thấu không ngả màu nhưng lại giòn và thơm ngậy. Đường trắng quyện với mạch nha cùng với những hạt lạc đã xoa cho hết vỏ lụa. Với tài khéo người nấu đã khử được mùi hôi của dầu lạc, bằng con mắt tuyền và đôi tay kỹ xảo, nhìn mầu kẹo trông ngọn lửa biết được lúc nào đổ kẹo, dùng con lăn dàn kẹo ra thành từng tấm kì cọ rồi lại cắt thành từng thanh nhỏ, vừa thanh mỏng, vừa tiện dụng, lại không quá bình dân như kẹo bột. Những thanh kẹo Sìu được cắt ngắn có màu nâu hồng và được ủ trong bột nếp hương có tác dụng chống ẩm và ủ cho kẹo lên hương, không mấy mịn màng thậm chí còn hơi sần, quăn queo .Khi ăn cắn từng miếng kẹo ngậm tơi bột, ăn chậm rãi mới thưởng thức được hết hương thơm, vị đậm đà của kẹo vừa có vị thơm của bột nếp, bùi ngậy của lạc và độ giòn và ngọt của mạch nha. Ngắm nhìn những thanh kẹo trong tinh tế và ăn kẹo nghe được tiếng vỡ giòn tan trong lưỡi cùng với chén trà ướp sen thì thú nhận sao. Kẹo lạc thì người nghèo cũng có thể mua ăn mà đem làm quà biếu thì người giàu mấy cũng không chê.

Gần hai thế kỷ trôi qua, mặc dù không phô trương rầm rĩ, không lăng xê rùm beng nhưng cái hương của kẹo Sìu Châu - một thứ hương ngấm ngầm đáo và trong sáng vẫn làm say lòng những ai thưởng thức dù chỉ một lần. Như thi sĩ Tú Xương đã so sánh “Kẹo chú Thiều Châu đâu đọ được, Bánh bà Hanh Tụ cũng thua xa”.Tiếng lành đồn xa kẹo Sìu Châu giờ đây đã được du khách trong và ngoài nước biết đến, sau những chuyến thăm quan du lịch tới Nam Định đều không quên mua những phong kẹo Sìu Châu - đặc sản độc đáo của vùng đất Non Côi Sông Vỵ về làm quà.