PDA

View Full Version : TRUNG TÂM VĂN HÓA KHU DU LỊCH CUNG ĐÌNH VỚI NHIÊU NÉT VĂN HÓA



nguyenductien71994
04-17-2016, 03:57 PM
Thái y viện triều Nguyễn được hình thành từ khi vua Gia Long lên ngôi năm 1802, đến tháng tư năm Giáp Tý (1804) cơ bản được hoàn chỉnh. Cơ sở Thái y viện ban đầu được xây dựng ở phường Dưỡng Sinh trong kinh thành vào năm Canh Ngọ (1810). Đến thời Minh Mạng dời về phía đông Duyệt Thị đường, trong Tử Cấm thành. Năm Minh Mạng thứ nhất (1820) cơ cấu bộ máy Thái y viện mới hoàn chỉnh, đứng đầu là quan chính ngự y (hàm chánh ngũ phẩm), cấp phó có 2 người quan Phó ngự y (hàm tòng ngũ phẩm), tiếp đến là các quan y chính (12 người, hàm chánh thất phẩm, bát phẩm và cửu phẩm), quan y phó (12 người, hàm tòng thất phẩm, bát phẩm và cửu phẩm), dưới quan y chính là quan chính y sinh (12 người, hàm chánh cửu phẩm) và phó y sinh (30 người, hàm tòng cửu phẩm); ngoại khoa, có 20 người, gồm y chính (2 người, hàm chánh bát phẩm), phó y chính (2 người, hàm tòng bát phẩm) và quan y sinh (16 người, hàm tòng cửu phẩm). Đến năm Minh Mạng thứ 10 (1829) người đứng đầu Thái y viện được nâng lên chức viện sứ, hàm chánh tứ phẩm; đến năm 1823 thì đặt thêm chức viện phán, làm công việc ghi chép sổ sách, công văn của viện lục bộ ([Only registered and activated users can see links])

Nhiệm vụ của Thái Y Viện:

– Nhiệm vụ chính của Thái Y Viện là chăm sóc sức khoẻ của hoàng gia, các quan trong triều và sau nữa là sức khoẻ của quân lính, dân chúng.

– cung đình nguyễn ([Only registered and activated users can see links]) Nhiệm vụ thứ hai là nghiên cứu và sưu tầm các bài thuốc hay, in thành sách. Các sách đã được in dưới triều Nguyễn nay còn để lại là: Liệu Dịch Phương Pháp Toàn tập của tác giả Nguyễn Gia Phan (đời vua Gia Long), Đậu Khoa Y Nạp của tác giả Trần Đức Hưng (1869 ???), Nam Thiên Đức Bảo của tác giả Lê Trác Như (1880), Y Môn Hội Anh của tác giả Bùi Văn Trung (1884), Vân Khê Y Lý Yếu Lục của tác giả Nguyễn Dịch (1885)…

– Nhiệm vụ thứ ba là dạy về y học, đào tạo lương y, nâng trình độ y học lên cao hơn bằng cách gởi người đi nước ngoài học hỏi

– Cuối đời vua Tự Đức, có thêm phần Tây Y. Triều vua Đồng Khánh lập thêm bệnh viện Tây Y có bác sĩ Pháp chẩn bệnh

Nghiêm ngặt quy trình khám chữa bệnh

– Quy trình khám bệnh và dâng thuốc cho nhà vua được thực hiện thường xuyên, thể hiện ở châu bản dưới hình thức bản tấu. Thời Gia Long có cả thảy 94 trang châu bản ghi chép các bản tấu dâng thuốc cho nhà vua dùng ngự trà ([Only registered and activated users can see links])

– Trước hết là quan nội giám truyền chỉ cho Thái y viện biết là vua đang mắc bệnh, “long thể bất an”. Nhận được chỉ, Thái y viện họp lại và cử người vào ngự chẩn. Những người xem mạch cho vua hay người trong cung thường được chọn trước. Như năm Minh Mạng thứ 19 (1838) chuẩn lời tâu: “Y chính Viện Thái y là Đặng Văn Giảng, Trần Duy Huân đều là người cẩn hậu, cấp cho bài ngà (thẻ bài bằng ngà voi – PV) để vào cung xem mạch”. Thời Thiệu Trị thì chọn y chính Hoàng Đức Hạ, y phó Nguyễn Văn Đường. Thời Tự Đức chọn Nguyễn Tất Cát, Lê Quang, đều là người lão thành, am hiểu mạch, được đeo bài ngà vào cung xem mạch

– Ngự chẩn xong phải giải thích biện chứng cho vua biết. Sau đó trở về viện họp nghị bàn luận trị. Sau khi “hội chẩn”, Thái y viện làm bản tấu (tờ khải) dâng tiến ngự dược, có tên, chữ ký, khuôn dấu của các ngự y, ấn triện “Thái y viện quan phòng” và tên, chữ ký, dấu triện của quan kiểm thị, cùng tên của người viết bản tấu dâng lên cho nhà vua xem. Xem xong, nhà vua có ý kiến ghi vào bằng nét son gọi là châu phê, với các nội dung là: Dĩ lãm (đã xem), hoặc Tri đạo liễu (đã biết rồi)

– Các châu bản thời Gia Long cho thấy nhà vua thường châu phê dài, có tính động viên như: Đã thấy công hiệu thật sự (Dĩ kiến chân hiệu, châu bản ngày 11 tháng 11 năm Gia Long 18); hoặc một tờ khác nhà vua phê: Kính cẩn luận cho được y lý, cốt thấy được công hiệu (Kính cẩn biện lý vụ kiến công hiệu, châu bản ngày 2 tháng 12 năm Gia Long thứ 18)

– Ngự y tham gia khám chữa bệnh cho vua, có khi 1 người, có khi 2 đến 4 người, hoặc nhiều hơn, tùy bệnh trạng. Người khám bệnh được chỉ định có thể là quan ngự y, cũng có thể là các quan lại khác am tường về y thuật. Các tờ châu bản còn cho thấy có khi thầy thuốc không phải là người của Thái y viện mà là một vị quan hay thầy lang ở ngoài

– Các ngự y khi khám chữa bệnh cho vua đều cho thấy một tâm thế lo sợ, kính cẩn. Trong bản tấu thường mở đầu với các cụm từ: “Chúng thần ở Thái y viện cúi đầu sát đất, trăm lạy, cẩn tấu, dâng lên đấng bề trên…”

nguyenductien71994
04-20-2016, 10:49 AM
hiện tại bên webiste đang có chương trình khuyến mãi cực sốc dành cho 10 bạn đăng kí nhanh nhất với chúng tôi..nhanh đang kí nào các bạn :D