PDA

View Full Version : Cách chăm sóc cho trẻ 6 tháng tuổi hiệu quả



kanikioir
04-27-2016, 05:41 PM
Bước vào tháng thứ 6, bé có nhiều bước phát triển mới. Bố mẹ cũng cần lưu ý nhiều hơn trong việc chăm sóc bé để bé phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần.

Chăm sóc sức khỏe bé 6 tháng tuổi

Thời điểm này, những chiếc răng đầu tiên của bé bắt đầu mọc. Bố mẹ có thể để ý thấy má bé đỏ hồng, chảy nhiều nước dãi, sốt nhẹ, bỏ bú hoặc bỏ ăn, hay mút tay,… thì đó là dấu hiệu mọc răng. Bố mẹ nên giữ vệ sinh răng miệng cho bé bằng cách dùng gạc mềm thấm nước sạch lau miệng, răng và lợi sau mỗi bữa ăn.

Bé 6 tháng tuổi cần được tiêm phòng các mũi theo lịch tiêm chủng: viêm gan B, viêm não B, viêm màng não mủ,… Ngoài ra, trong giai đoạn này, bé cũng dễ mắc các bệnh: tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, viêm não Nhật Bản, bệnh tay-chân-miệng. Để phòng bệnh, bố mẹ cần lưu ý đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ chất,

Chăm sóc vận động bé 6 tháng tuổi

Bé 6 tháng tuổi đã có khả năng lật úp người, bò khá thành thạo và ngồi một mình trong thời gian dài mà không cần người lớn giữ. Tầm nhìn của bé cũng phát triển đáng kể và đã có thể phân biệt được màu sắc khác nhau. Đặc biệt, bé rất thích cầm, nắm, sờ và bỏ mọi vật trong tầm tay vào miệng để “khám phá”.

Bố mẹ cần lưu ý đảm bảo an toàn tại nhà cho bé, phòng tránh tai nạn có thể xảy ra bởi bé rất hiếu động nhưng lại chưa thể nhận thức được những mối nguy hiểm xung quanh. Để giúp bé phát triển các giác quan cũng như khả năng vận động, bố mẹ cần lựa chọn đồ chơi phù hợp với lứa tuổi của bé như bộ xếp hình màu sắc, chất liệu mềm, bóng mềm, búp bê hoặc động vật bằng bông phát ra âm thanh,…

Bé đã có khả năng ghi nhớ và nhận diện giọng nói của bố mẹ. Do đó, bố mẹ hãy thường xuyên trò chuyện, đọc sách cho bé nghe để phát triển khả năng ngôn ngữ của con ngay từ nhỏ. Chăm sóc bé không chỉ về mặt thể chất mà còn về mặt tinh thần là điều rất cần thiết

Chăm sóc dinh dưỡng bé 6 tháng tuổi

Khi được 6 tháng tuổi, bé có thể bắt đầu ăn dặm. Thậm chí, một số bé được tập ăn dặm sớm hơn thì lúc này đã tỏ ra tương đối thuần thục. Bố mẹ cần lưu ý rằng hệ tiêu hóa của bé còn rất non yếu nên dễ bị dị ứng thực phẩm, rối loạn tiêu hóa.

Do đó, thức ăn dặm cho bé phải là những thực phẩm thông dụng, lành tính: gạo xay, khoai lang, lúa mạch, bí đỏ, thịt nạc, rau xanh,…. Sô-cô-la, lòng trắng trứng, hải sản,… là những thực phẩm khó tiêu, dễ gây dị ứng nên chưa cần thiết phải cho bé ăn trong giai đoạn này.

Thức ăn dặm của bé cần được chế biến ở dạng lỏng, mềm, ăn chín uống sôi để dễ tiêu hóa. Ngoài ra, bé vẫn cần được bú sữa mẹ hoặc sữa công thức đan xen với các bữa ăn dặm trong ngày.

giữ vệ sinh nhà cửa và vệ sinh cá nhân của bé sạch sẽ. Khi bé có những biểu hiện của bệnh, bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế.

Tin liên qiam :
Tre an dam ([Only registered and activated users can see links]) dung dịch vệ sinh mũi trẻ em ([Only registered and activated users can see links]) bau khong nen an gi ([Only registered and activated users can see links])