PDA

View Full Version : Táo bón ở trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai



thanhchan
05-16-2016, 11:41 AM
Táo bón là một chứng bệnh không nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho những ai mắc phải, đặc biệt là trẻ sơ sinh vào phụ nữ mang thai. Nguyên nhân táo bón ở trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai mà mecuteo.vn chia sẻ dưới đây sẽ cho các bạn thêm kiến thức để hiểu về tình trạng bệnh, từ đó sẽ có những hướng chữa trị bệnh hợp lý. Nào cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh táo bón nhé.
Táo bón là gì và có gây nguy hiểm không?
Táo bón là do sự di chuyển chậm của phân. Biểu hiện của táo bón là 2 – 3 ngày mới đại tiện một lần, lượng phân ít, khô nứt nẻ hoặc cứng lổn nhổn, đi đại tiện khó khăn, phải rặn lâu gây đau rát. Nhiều trường hợp có máu do tổn thương niêm mạc trực tràng hoặc rách vùng hậu môn gây cảm giác đau buốt, khó chịu kéo dài.
Tại sao trẻ sơ sinh bị táo bón
Khảo sát 695 trẻ mẫu giáo quận Gò Vấp cho tỉ lệ trẻ táo bón 7,3% trong đó tỷ lệ bé trai nhiều hơn bé gái (nam : nữ = 1,3 : 1). Trong số này chỉ khoảng 5% trẻ bị táo bón do các tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa như dài đại tràng, phình đại tràng, trĩ…, còn lại đa số trẻ (trên 90%) bị táo bón liên quan đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hoặc các yếu tố tâm lí.
Do các bé ít được bổ sung chất xơ từ rau xanh, hoa quả tươi, uống chưa đủ lượng nước hàng ngày, ăn nhiều các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa bò không hợp gây nóng. Một số trẻ ăn chưa đủ lượng thức ăn hàng ngày, thể tích phân không đủ lớn kích thích đường tiêu hóa đẩy phân ra ngoài. Nguyên nhân khác trẻ ham chơi quên đi đại tiện, không ngồi bô đúng giờ, phân bị giữ lại trong đường tiêu hóa, lâu ngày cũng gây táo bón. Táo bón ở trẻ sơ sinh thường là vòng luẩn quẩn: Trẻ bị táo bón đại tiện khó khăn, phải rặn lâu mặt đỏ bừng, nước mắt ngắn dài vì đau rát, nhiều trường hợp phân dính máu khiến trẻ sợ hãi, nhìn thấy “bô” đã khóc thét lên, do đó trẻ có xu hướng nhịn đại tiện càng lâu càng tốt làm táo bón nặng thêm gây khó khăn cho việc xử lý. Táo bón dài ngày có ảnh hưởng xấu đến tinh thần của bé, hay hờn khóc, mệt mỏi, buồn bực, chán ăn, chậm hấp thu… lâu dần trẻ có thể xa lánh bạn bè, kém phát triển về trí tuệ, chậm lớn, suy dinh dưỡng và các biến chứng khác như phình đại tràng, viêm nứt kẽ hậu môn, trĩ…
Nguyên nhân phụ nữ mang thai dễ bị táo bón
Theo bác sĩ chuyên khoa II sản phụ khoa Trương Thị Thảo (Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, TPHCM) có hơn 50% số thai phụ đến với bác sĩ than phiền về chứng táo bón.
Do thời kì mang thai nặng nề nên chị em ít vận động, đồng thời có sự gia tăng nồng độ hormon progesteron trong máu làm giảm nhu động ruột, thai phát triển gây chèn ép đại tràng khiến phân chậm di chuyển. Khi mang thai chị em thường bổ sung các thuốc hoặc thực phẩm chứa chất sắt gây nóng là những nguyên nhân sinh ra táo bón. Táo bón ở giai đoạn mang thai rất dễ gây ức chế cho mẹ, cảm giác mệt mỏi, khó chịu, hay cáu gắt, chướng bụng gây chán ăn kéo dài, thậm chí suy kiệt… dẫn đến không cung cấp đủ chất dinh dưỡng nuôi thai, vì vậy thai nhi chậm phát triển, kém hoàn thiện, khi chào đời có thể suy giảm sức đề kháng. Ngoài ra phân tồn tại lâu trong đường tiêu hóa có chứa nhiều chất thải độc hại, khi không được bài tiết ra ngoài có thể xâm nhập trở lại qua đường tiêu hóa gây nhiễm độc ngoài ý muốn cho cả mẹ và thai nhi.

Bổ sung chất xơ để chữa táo bón cho trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai một cách an toàn
Trẻ nhỏ và phụ nữ có thai là hai đối tượng cần thận trọng khi sử dụng thuốc, khi dùng bất cứ loại thuốc nào cũng cần biết rõ nó có an toàn hay không? Vì vậy khi trẻ nhỏ và phụ nữ có thai bị táo bón thường làm chúng ta lúng túng, khó khăn trong việc tìm giải pháp sao cho an toàn mà vẫn giải quyết được căn nguyên gây bệnh. Hãy thực hiện chế độ ăn uống ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước, vận động nhẹ nhàng. Không tự ý dùng các thuốc trị táo bón nhóm kích thích có thể ảnh hưởng đến mẹ và bé. Khi cần nên tham khảo ý kiến thầy thuốc. Giải pháp an toàn và hiệu quả nhất là bổ sung chất xơ dạng hòa tan giúp phòng chống táo bón cho trẻ nhỏ và phụ nữ có thai. Một trong các loại chất xơ hòa tan là Fructo oligosaccharid (FOS) đã được nhiều chuyên gia về nhi khoa khuyến cáo sử dụng cho 2 đối tượng nói trên bởi tính an toàn, hiệu quả đem lại trong phòng chống táo bón. Chất xơ hòa tan không hấp thu vào máu giúp làm phân mềm và xốp hơn, tăng khối lượng phân giúp kích thích tạo ra nhu động ruột đẩy phân ra ngoài một cách dễ dàng. Đồng thời nó còn tạo ra môi trường thuận lợi cho hệ vi sinh vật có lợi trong đường tiêu hóa phát triển, ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật có hại giúp cho đường tiêu hóa khỏe mạnh và hoạt động ổn định hơn.
Khi mắc các triệu chứng trên bạn có thể liên hệ Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Thanh Chân, địa chỉ Số 6, đường Nguyễn Thị Thập ([Only registered and activated users can see links]), KĐT Trung Hoà Nhân Chính, Quận Cầu Giấy, Hà Nội