Nguyên nhân gây hôi miệng không phải do mỗi nguyên nhân vệ sinh răng miệng không sạch mà còn nhiều hơn thế, có những lý do bạn sẽ không ngờ tới. Việc xác định rõ nhóm nguyên nhân gây hôi miệng chính sau đây sẽ giúp cho bạn tìm được phương pháp điều trị thích hợp và hiệu quả nhất.
Nguồn: [Nội dung ẩn để xem]
1. Nguyên nhân gây hôi miệng từ các bệnh lý răng miệng

Bệnh hôi miệng xuất phát từ các hóa chất bay hơi gốc sulfur như hydrogen sulfide, methyl mercaptan, dimethyl sulfide. Các sulfide này do sự phân hủy protein bởi các vi sinh vật ở miệng, trong các trường hợp kể sau.

- Nguyên nhân gây hôi miệng từ việc vệ sinh răng miệng kém: Ít vệ sinh răng miệng, hoặc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ khiến cho vi khuẩn tích tụ, gây viêm răng, hình thành lỗ sâu trên răng và dần sẽ gây nên mùi hôi trong khoang miệng.




Hôi miệng chủ yếu do các bệnh lý răng miệng gây nên

- Nhiễm trùng ở nướu răng, chân răng, quanh cổ răng gây nên các bệnh viêm nha chu, viêm lưỡi… cũng có thể gây ra mùi hôi miệng. Vì miệng là cửa ngõ tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố gây bệnh bên ngoài theo cả đường ăn uống cũng như đường thở. Cộng thêm việc khoang miệng luôn ẩm ướt và kết hợp nhiều tác nhân như thức ăn dư, mảng bám…chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển mạnh.


2. Nguyên nhân gây hôi miệng do các loại bệnh lý khác

Một số căn bệnh như bệnh tiểu đường, các bệnh về gan, thận cũng là nguyên nhân gây hôi miệng. Có thể kể đến như:

+ Trường hợp gan bị suy giảm chức năng gây nóng gan sẽ làm bốc hỏa lên khoang miệng gây mùi hôi khó chịu, nhất là người bệnh xơ gan sẽ gây mùi hôi như tỏi và trứng thối.

+ Trường hợp người bệnh tiểu đường do nhiễm acetone và ketone sẽ gây mùi hôi như mùi trái cây bị chua.

+ Bệnh lý viêm họng hạt cấp mạn, viêm amidan một hoặc hai bên là là nguyên do khiến cho hơi thở kém thơm tho. Việc xác định nguyên nhân do bệnh lý nguy hiểm gây ra cần có sự thăm khám chuyên khoa của các bác sỹ.



Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ để hạn chế hôi miệng

3. Bệnh hôi miệng do nhóm thực phẩm gây nên

Tuy không phải là nguyên nhân gây hôi miệng chủ yếu nhưng khi bạn ăn một loại thức ăn nào đó như hành hay tỏi có mùi, hút thuốc và uống rượu cũng khiến cho hơi khở không được thơm tho.

Hoặc nếu ăn nhiều thực phẩm chứa chất đạm (protein), nhiều chất đường sẽ khiến cho cơ thể làm việc nhiều hơn, quá trình tiêu thụ thức ăn lâu dễ gây ra mùi hôi miệng.

4. Tâm lý cũng là nguyên nhân gây bệnh hôi miệng

Khi bạn căng thẳng, tim đập nhanh, hơi thở gấp gáp, lòng bàn tay đổ mồ hôi khiến khoang miệng bị khô và có mùi. Đây cũng là nguyên nhân khiến bạn bị hôi miệng (tuy không thường xuyên).

Bạn có thể tự cảm nhận tình trạng hôi miệng bằng cách úp bàn tay vào miệng thở ra rồi ngửi mùi. Ở một số cơ sở răng hàm mặt và phòng khám nha khoa hiện đại có thể đo nồng độ hôi trong miệng bằng Halimeter, Halitest cũng được áp dụng.









Như vậy, nguyên nhân gây hôi miệng không phải duy nhất đến từ khoang miệng như mọi người vẫn nghĩ mà còn là do nhiều yếu tố khác. Chính vì thế, để phòng chống hôi miệng hiệu quả, mỗi người cần thiết lưu ý để tìm cách phòng tránh, khắc phục từ các nguyên nhân gây hôi miệng trên để không phải gặp rắc rối do bệnh hôi miệng gây ra.
Xem thêm: [Nội dung ẩn để xem]
4 nguyên nhân gây hôi miệng chính cần lưu ý! 3

Cần có sự thăm khám cụ thể để xác định nguyên nhân gây hôi miệng và cách điều trị

+ Nếu nguyên nhân từ răng miệng thì cần lưu ý nhiều đến vấn đề vệ sinh răng miệng. Chý ý đánh răng sau khi ăn với bàn chải lông mềm. Làm sạch hết thức ăn sót trong miệng, kẽ răng ở cả 4 mặt răng. Sử dụng chỉ nha khoa (Dental Floss) để loại bỏ những mảng bám thức ăn kẹt ở đó. Nên lưu ý giữ miệng ẩm bằng cách uống nhiều nước.

+ Với nguyên nhân bị hôi miệng xuất phát từ bệnh lý cơ thể thì cần được thăm khám một cách cụ thể bởi bác sỹ chuyên khoa để đưa ra một phương pháp điều trị tốt nhất.












+ Tiến hành thăm khám nha sĩ đều đặn 4- 6 tháng/lần để lấy cao răng và thăm khám các bệnh răng miệng là cách phòng tránh hôi miệng một cách tốt nhất. Nha sỹ sẽ là người trực tiếp đưa ra cho bạn những lời khuyên cũng như những giải pháp hiệu quả nhất giúp mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.



Các bài viết cùng thể loại: