Ta có thể làm gì với nó?

Câu trả lời là bạn có thể làm bất cứ điều gì. Tuy nhiên vì Bitcoin vẫn còn mới nên vấn đề này vẫn chưa được khai thác hết. Các công ty mới bắt đầu xây dựng hệ thống của họ xung quanh việc sử dụng BTC vài năm nay.

Điều cơ bản nhất có thể làm trong việc sử dụng Bitcoin là mua bán sản phẩm và dịch vụ từ những người chấp nhận Bitcoin. Có cả 1 danh sách có thể tìm thấy ở đây:[Nội dung ẩn để xem]. Thậm chí có cả 1 trang mua bán ma tuý bằng BTC!!!

Tiếp theo, Tài trợ thông qua BTC cũng là 1 cách rất hiệu quả. Ví dụ như việc tài trợ choWikileaks chẳng hạn. Việc tài trợ bằng Bitcoin sẽ tốt hơn những kiểu tài trợ thông thường (bạn không thể gửi $0.10 thông qua PayPal vì phí giao dịch của họ nhiều hơn $0.10… nhưng với Bitcoin thì bạn có thể). Hoặc bạn cũng có thể xin tài trợ cho 1 điều gì cần thiết, đưa địa chỉ BTC lên website của bạn.

Nếu bạn muốn tài trợ choWikileaks, bạn có thể tài trợ họ qua địa chỉ BTC:

1HB5XMLmzFVj8ALj6mfBsbifRoD4miY36v

Nếu bạn muốn gửi tiền cho bạn bè hoặc người thân ở nước ngoài? Hãy sử dụng Bitcoin. Trừ phi bạn muốn trả cho Western Union $40 tiền phí. Việc chuyển tiền là một thế mạnh của Bitcoin. Nó giúp cho người nhận, gửi hoàn toàn yên tâm về tiền của mình, và hoàn toàn không mất phí.

Làm việc với freelancers hoặc trả công cho người khác khi cách xa nhau về vị trí địa lý? Hãy dùng Bitcoin. Lấy và trả tiền một cách dễ dàng như việc gửi 1 email vậy.

Bạn muốn bảo vệ tài sản của mình hoặc di chuyển nó 1 cách bí mật? Bitcoin vượt qua giới hạn về biên giới cũng như quy định. Bạn không cần phải lo lắng về tài sản của mình bị tịch thu hoặc đóng băng nữa.

Tổng quát lại, bất kì điều gì bạn có thể làm với tiền thật, bạn đều có thể làm với Bitcoin – bạn không phải lo lắng về việc bị chính phủ quản lý nữa. Nếu bạn buôn bán, tại sao lại không chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin? Có 1 cách dễ dàng để tích hợp nếu bạn sử dụng 1 hệ thống giống nhưPaysius.com.

Nếu bạn có nghĩ ra cách sử dụng Bitcoin theo 1 cách mới. Hãy đi theo hướng đó. Một vài người đã hiểu được sức mạnh của Internet từ đầu những năm 90, Bitcoin cũng giống vậy. Giống với Internet, nó đang thu hút được mọi tầng lớp tham gia sử dụng.

Bitcoin và chính phủ

Đây là 1 phần khá thú vị, chúng ta sẽ bàn đến sự tự do của Bitcoin. Sẽ có người nói:” OK, do Bitcoin còn mới nên chính phủ chưa thể kiểm soát được, nhưng họ sẽ làm vậy”. Nhưng thực tế điều đó sẽ không bao giờ xảy ra. Không một ai , một tổ chức, chính phủ nào có thể đưa ra luật lệ trong việc sử dụng BTC.

Nhưng trước tiên, chúng ta hãy thử xem xét cách chính phủ có thể can thiệp vào Bitcoin.

Một trang web hoàn toàn có thể bị “gỡ xuống” bởi chính phủ. Một ví dụ đơn giản là web MegaUpload đã bị gỡ khỏi Internet bởi chính phủ Mỹ vì liên quan đến việc phạm luật SOPA và PIPA (Google để thêm chi tiết). Điều này cho thấy 1 quy tắc đơn giản: không quản được thì cấm!!!. Cũng có nghĩa Bitcoin hoàn toàn có thể bị gỡ bỏ và đóng cửa.

Tuy nhiên, việc chính phủ làm vậy chỉ tăng thêm sự rắc rối, bởi vì các website có thể được sao chép, và ẩn rất dễ dàng. Việc đóng cửa 1 website Bitcoin thì rất đơn giản, nhưng vì lợi nhuận nên việc mọc ra các website khác là việc hoàn toàn dễ hiểu (Điểm cần chú ý: có bao nhiêu website chia sẻ dữ liệu tồn tại kiểu như MegaUpload?)

Thực tế, không phải trang nào cũng có thể gỡ xuống dễ dàng. Ví dụ như trang The Silk Road (trang bán ma tuý!!!). Thượng nghị sỹ Mỹ Chuck Schumer đã hoàn toàn bất lực trong việc đóng cửa trang web này, vì trang này chạy trên nền 1 máy chủ ẩn thông qua mật mã. Nếu 1 trang rất công cộng như Bitcoin bị đóng cửa, thì sẽ có rất nhiều trang chạy ngầm khác mọc ra. Và 1 điều rất thú vị ở đây: nếu 1 trang web nổi tiếng bị đóng cửa, thì Bitcoin sẽ được quảng cáo miễn phí trên toàn thế giới.

Vậy gỡ bỏ 1 trang web không phải là 1 điều thích hợp để làm. Thế thì họ có thể làm gì khác?

Giả sử khi Bitcoin bị cấm tại 1 quốc gia (ví dụ Mỹ), điều này khiến cho Bitcoin phải hoạt động ngầm tại nước này. Việc này sẽ tổn hại đến nền kinh tế. Và trừ phi Bitcoin bị cấm ở tất cả các nước, nếu không thì việc chấp nhận Bitcoin ở các nước khác sẽ gây áp lực lên chính phủ của nước đầu tiên ban ra lệnh cấm.

Nhưng còn vẫn còn kiểu đóng khác – chính phủ không thể chỉ cấm các giao dịch Bitcoin. Những hệ thống như PayPal, Visa hoặc các hệ thống khác có nguy cơ khiến chính phủ tức giận hơn. Họ chỉ đơn giản là đóng cửa, tịch thu máy chủ, tống người chủ vào tù. Đó là lý do tại sao mà các hệ thống tập trung phải “sống và làm việc theo pháp luật”. Họ phải tiết lộ thông tin khách hàng, nộp thuế, chống rửa tiền … Nếu họ không làm, họ sẽ bị đóng cửa.

Bitcoin không thể bị ảnh hưởng bởi nguy cơ này, bởi vì nó không hề có 1 “cơ quan đầu não” nào cả. Bitcoin không hề có văn phòng, không có máy chủ phục vụ, không có người lãnh đạo, cũng như người làm thuê. Bitcoin không thuộc quốc gia nào, không hề có giấy phép. Nó là 1 mạng lưới phân bố, 1 giao thức, nó sẽ hoạt động khi nào còn internet. Giao dịch qua phương thức p2p, nghĩa là không cần ai phê duyệt. Tài khoản không thể bị đóng băng, bởi vì không ai có nút đóng băng.

Tóm lại là Bitcoin không thể bị đóng.

Bitcoin và sự phân chia

Khi đã nhận ra rằng: Chính phủ sẽ khó có thể chống lại được Bitcoin. Và nếu Bitcoin không tự thất bại thì nó sẽ thành công, thậm chí thành công rực rỡ. Và nó sẽ thay thế cho những hệ thống nào rắc rối, lằng nhằng .

Đầu tiên sẽ là những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyển tiền. Các công ty rất lớn kiểu như PayPal và Western Union sẽ nhận ra rằng họ đang phải cạnh tranh với 1 hệ thống chuyển tiền với phí là 0. Thêm vào đó, các phí dịch vụ dư thừa của họ càng khiến cho việc sử dụng Bitcoin trong chuyển tiền càng trở nên cần thiết.

Theo quan điểm về hiệu quả kinh doanh, nếu những công ty kiếm hàng tỉ đô la mỗi năm cho dịch vụ mà đáng lẽ ra có thể miễn phí được, và nếu những dịch vụ này không còn dùng được nữa, thì nhân loại sẽ có hàng tỉ đô la để làm những việc có ích hơn. Có ô tô sẽ làm giảm phí vận chuyển, email làm cho việc truyền thông tin trở nên dễ dàng hơn. Và Bitcoin cũng vậy. Nó làm cho việc chuyển tiền tệ với chi phí thấp hơn.

Nếu Bitcoin phát triển đủ mạnh để thay thế các mạng giao dịch tài chính, thì nó sẽ có giá trị và ổn định hơn nữa. Đến lúc đó, nó sẽ đe doạ đến các ngân hàng đầu tiên, rồi sau đó đến tiền tệ của mọi quốc gia.

Ngân hàng là nơi để và giao dịch tiền (cá nhân và doanh nghiệp). Bitcoin cũng hoàn toàn có thể làm được những điều này. Điều này khiến cho lĩnh vực, nhóm người sử dụng của ngân hàng sẽ bị thu hẹp lại. Tuy nhiên không thể phủ định sự hữu ích của ngân hàng ở điểm: là 1 hệ thống tốt, ổn định, an toàn, khoản tiền sẽ có lãi, ít rủi ro hơn.

Một khi Bitcoin phát triển ổn định, nó sẽ là 1 thách thức khá lớn với đồng tiền tại mỗi quốc gia. Tại sao ư? Liệu mọi người còn muốn giữ những đồng euro ngày càng mất giá không khi mà tồn tại 1 đồng tiền khác rất dễ thanh toán và khó mất giá hơn? Nếu Bitcoin chứng minh được rằng nó sẽ có giá trị vững chắc, thì liệu còn lý do để sử dụng đồng tiền euro nữa không? OK, thuế sẽ phải trả bằng euro. Những người buôn bán bằng Bitcoin, sẽ chỉ mua euro khi nộp thuế.

Tất nhiên chính phủ hoàn toàn có thể in, điều chỉnh , kiểm soát tiềnn quốc gia. Khi đồng tiền quốc gia bị thách thức, bản thân chính phủ cũng bị thách thức, thị trường tài chính bị suy yếu, đồng tiền bị mất giá. Những hội nghị dưới sự chủ trì Bernanke sẽ ngày càng ít quan trọng hơn, bởi vì số tiền ông in ra ngày càng bị thu hẹp lại. Thay vì thách thức chính phủ, Bitcoin cho phép các cá nhân né tránh điều này ở mức cao nhất. Cùng với Internet, Bitcoin cung cấp tất cả những gì cần thiết để tạo nên một hệ thống tư bản vô chính phủ.

Sau nữa, chính phủ Zimbabwe có thể làm gì nếu như người dân dùng BTC thay vì dùng tiền bình thường- tiền sẽ biến mất và họ sẽ chi tiêu qua điện thoại và tài khoản email? Lý do gì khiến Hy Lạp vẫn phải chống bạo động khi đất nước này có thể từ bỏ đồng Euro? Và từ đâu mà chính phủ Mỹ lại nhận được các nguồn lực để giải quyết việc thâm hụt ngân sách, tài trợ cho chiến tranh và các chương trình phúc lợi của họ khi họ không thể in tiền và trả nợ với đồng tiền càng ngày càng mất giá trị? Như một lẽ tất nhiên, Bitcoin buộc chính phủ phải tồn tại chỉ bằng việc thu thuế một cách công khai và vay mượn hợp pháp nhưng Bitcoin không đòi hỏi bất cứ một tiêu chuẩn chính thức nào. Tuy vậy, Bitcoin vẫn được thị trường chấp nhận bởi nó thực hiện tốt hoạt động lưu trữ và giao dịch.

Thời gian sẽ chứng minh Bitcoin rất khó để thất bại, thực tế cơ hội thành công của nó rất cao và sẽ tăng lên khi có những người sử dụng mới, doanh nghiệp mới, các hệ thống mới. Giá trị của nó được đánh giá bởi những người ủng hộ tự do, không chỉ ở Mỹ mà trên toàn thế giới.

Bỏ ra 1 chút thời gian để tìm hiểu, sử dụng Bitcoin. Bạn cứ giả sử rằng chính phủ có thể muốn ngăn chặn loại tiền tệ này. Tuy nhiên hãy sử dụng Bitcoin với sự trung thực, đạo đức nhất có thể để tạo ra 1 môi trường dùng BTC tự do, lành mạnh.



Các bài viết cùng thể loại: