Không chắc, tại sao Bitcoin lại có giá trị?



Tại thời điểm này, những người hoài nghi nói: “Được rồi, bạn có thể lưu trữ và chi tiêu Bitcoin mà không có sự can thiệp, nhưng điều gì mang lại cho chúng giá trị ban đầu? Tại sao chúng lại có một cái giá?” Đây là một câu hỏi rất hay, thậm chí các chuyên gia kinh tế đã phải vật lộn với đáp án.

Nhưng thực sự, câu trả lời rất đơn giản. Bitcoin có giá trị vì chúng hữu ích và chúng khan hiếm. Kết hợp hai thuộc tính này trong bất kỳ một tài sản nào, nó sẽ có một mức giá. Lần đầu Bitcoin được giao dịch bởi một ai đó trao đổi một thứ gì đó, một tỉ giá (giá thị trường) được thành lập. Những trao đổi tiếp sau khớp hoặc không khớp với tỉ lệ đó, và tạo nên các giao dịch khác cho phù hợp. Do vậy, một cách tự phát, Bitcoin hình thành một mức giá, cũng như tất cả mọi thứ trong một thị trường mở nếu nó đủ hữu ích và khan hiếm.

Hãy nhìn vào giá trị lâu dài một chút, bởi vì đó là một vấn đề gây tranh cãi về Bitcoin. Rất nhiều người (bao gồm cả Paul Krugman) tin rằng Bitcoin không hề đáng giá và chẳng là gì ngoài một trái bóng đầu cơ nhất thời.

Tôi không kỳ vọng vào Krugman nhưng các nhà kinh tế thực thụ, khôn ngoan chỉ cần quan sát kim loại để hiểu tại sao Bitcoin lại có giá trị đến vậy. Sau nữa, tôi hi vọng bất cứ ai nhất quyết ủng hộ vàng hoặc bạc sẽ hiểu lý do tại sao các kim loại này lại là một loại tiền. Câu trả lời là các kim loại này có xu hướng được chọn lựa trong một thị trường mở giống như tiền, bởi vì đặc tính riêng của chúng làm cho chúng hữu ích như một phương tiện trao đổi. Thuộc tính của vàng và bạc – chỉ các kim loại này – làm cho chúng trở thành loại tiền tuyệt vời. Chúng khan hiếm, thay thế được, đồng bộ, vận chuyển được, có tỉ lệ giá trị trọng lượng cao, dễ dàng nhận dạng được, độ bền cao, nguồn cung cấp tương đối ổn định và khảo sát được. Ngược lại, những hàng hóa khác như gà hoặc vỏ sò, cát không có các thuộc tính tốt như các kim loại quý trên. Gà không thể chia ra 1 nửa hoặc gộp mấy con lại, những vỏ ốc không đồng bộ và cát thì có quá nhiều để có thể sử dụng như tiền. Tại sao không phải là các kim loại khác? Tại sao chúng ta không sử dụng sắt như tiền? Sắt không đủ hiếm và nếu muốn mua sắm, bạn phải chở nó tới cửa hàng!

Như bất cứ nhà kinh tế người Áo nào cũng có thể cho bạn biết, tiền chỉ đơn thuần là mặt hàng trong thị trường mở, đáp ứng tốt nhất các thuộc tính cần thiết cho việc trao đổi hữu ích. Vàng và bạc…hoặc ít nhất, điều này là đúng sự thật lịch sử. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là vàng và bạc là “tiền hoàn hảo, không thể sai lầm”. Thật vậy, thực tế là người ta không thể dễ dàng phân chia và kết hợp các đồng tiền bạc để trao đổi. Người ta không thể dễ dàng gửi lượng lớn vàng tới nơi khác mà không cần thuê bảo vệ và chờ đợi vận chuyển. Người ta phải nộp lệ phí lưu trữ, hoặc đối diện nguy cơ trộm cắp ở nhà. Và, trong khi khó khăn, thỏi vàng, bạc có thể bị làm giả và vượt qua sự kiểm soát để lưu thông như vàng bạc thật.

Vì vậy, sau vàng và bạc, nếu chúng không phải là tiền hoàn hảo (dù thừa nhận là thứ tốt nhất mà chúng ta có), có lẽ nhân loại sẽ khám phá hoặc sáng tạo ra một cái gì đó khác thậm chí còn tốt hơn. Đó chính là thử nghiệm Bitcoin – câu hỏi đặt ra là liệu Bitcoin, với các đặc tính riêng của nó, một dạng thức tiền thậm chí còn tốt hơn những gì mà thị trường hiện thời đang dùng (hoặc trong trường hợp sắc lệnh của nhà nước bắt buộc dùng); nếu người Áo đúng và một thị trường có xu hướng chọn các phương tiện trao đổi hoạt động tốt nhất làm tiền, và các thuộc tính riêng của Bitcoin biến nó thành một loại tiền tuyệt vời thì có thể, thị trường sẽ ngày càng sử dụng nó theo thời gian?

Cho tới nay, câu trả lời là đúng. Bitcoin ngày càng lan tỏa và sớm được tiếp nhận, hỗ trợ giá thị trường ngày càng tăng, làm cho chủ sở hữu tin rằng nó sẽ giữ được giá trị, và được tiếp tục cho vay để sử dụng cho nhiều mục đích. Đây là một quá trình hữu cơ và lộn xộn, đầy phép thử và sai, những vực thẳm, những đổi mới rực rỡ và thất bại khủng khiếp. Nhưng phải chăng đó là một thị trường mở? Mỗi ngày, một nền kinhh tế vững vàng hơn được xây dựng và không điểm một tiếng súng nào mà tự nguyện – không phải bằng nghị định của Bernanke mà là bằng cách tự phát, bằng trật tự tư tự lợi.

Nhiều người đã lập luận rằng “không có gì ủng hộ Bitcoin”. Và điều này là đúng. Bitcoin có thể không được đổi để lấy bất kỳ giá trị cố định nào, cũng không phải gắn liền với bất kỳ loại tiền tệ hoặc hàng hóa hiện có. Nhưng không phải là vàng. Vàng không được đảm bảo bởi bất cứ điều gì – nó có giá trị bởi vì nó hữu ích và khan hiếm. Ô tô không được đảm bảo bởi bất cứ điều gì, chỉ đơn thuần là chúng hữu ích nên chúng có giá trị. Thực phẩm không được đảm bảo, máy tính cũng không. Tất cả những hàng hóa có giá trị tương ứng tỷ lệ với sự hữu dụng và sự khan hiếm của chúng và người ta chỉ cần thấy những hữu dụng của Bitcoin để hiểu tại sao nó lại có giá trên thị trường như vậy mà không cần sự đảm bảo từ bất kỳ một chính phủ hay công ty nào, không bị ràng buộc với bất kỳ loại tiền tệ chính thống hoặc hàng hóa hiện có nào.