Chị em đọc bài viết và 'soi' xem mình đã chọn đúng bỉm và [Nội dung ẩn để xem] tốt cho bé chưa nhé!

Ở trẻ nhỏ, do nhu động ruột tăng hơn, hệ thần kinh chưa phát triển đầy đủ, lại chưa biết nói nên việc đi tiểu, đi ngoài hoàn toàn tự động, làm dây bẩn ra quần áo, sàn nhà, thậm chí cả chăn chiếu, giường đệm… rất mất vệ sinh.

Vì thế, nhiều cha mẹ đã chọn giải pháp đóng [Nội dung ẩn để xem]. Trong chiếc bỉm chun giãn tốt và khít chặt đó, cả phân và nước tiểu của bé thải ra không thể lọt ra ngoài, nhưng người lớn lại không thể biết để thay cho bé ngay khi bé tiểu hoặc đi ngoài. Điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé như thế nào?

Tác hại của đóng bỉm

Trẻ nhỏ thường đi tiểu nhiều lần nên phải đi vài lần, có khi lại kèm đi ngoài nữa mới được thay bỉm khác. Như vậy, các chất cặn bã do cơ thể đào thải ra sẽ đọng lại bỉm, vi khuẩn sẽ phát triển, gây viêm nhiễm tại chỗ, hoặc viêm ngược dòng lên đường tiết niệu, nhất là các bé gái, niệu đạo lại ngắn, khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu.

Ngoài ra, nếu cứ bài tiết tự động trong bỉm, trẻ sẽ mất phản xạ gọi để báo cho cha mẹ lúc cần đi khi đã biết nói.



Đóng bỉm sai cách khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu và dễ gây viêm nhiễm (Ảnh minh họa).

Nói như vậy, không có nghĩa là loại hoàn toàn bỉm ra khỏi đồ dùng hằng ngày của trẻ. Nếu biết dùng đúng cách, các mẹ hoàn toàn có thể dùng bỉm cho bé mà không hại đến sức khỏe của trẻ. Hiện nay, các bà mẹ đã được nghỉ sinh 6 tháng. Trong thời gian này, mẹ luôn được gần con, mà trong lứa tuổi này, trẻ vẫn đi tiểu 15 – 20 lần/ ngày. Mẹ nên cho bé quần áo rộng rãi, thoáng mát, đồng thời dùng 1 miếng vải màn (vải xô) mềm, gấp lại để có độ dày vừa phải, rồi đặt lót cho trẻ. Khi trẻ tiểu hoặc đi ngoài, mẹ nên thay ngay chiếc lót khác để giữ vệ sinh cho trẻ.

Sau năm đầu, số lần đi tiểu giảm nhiều và có thể tập cho trẻ tiểu chủ động theo thời gian nhất định (trẻ từ 13 – 30 tháng tuổi, đi tiểu từ 10 – 14 lần/ ngày). Đối với các bé trai, cha mẹ nên áng chừng giờ đi tiểu hoặc khi có dấu hiệu dự báo trẻ sắp tiểu, hãy lấy một chiếc cốc nhựa nhỏ hứng, sẽ không thấm ra lót.

Tuy nhiên, khi di chuyển trên đường hoặc đêm khuya, trẻ ngủ say, cha mẹ có thể đóng bỉm cho trẻ và [Nội dung ẩn để xem] để quần áo trẻ luôn khô ráo và giấc ngủ đêm được ngon lành, mà cha mẹ cũng không phải thức giấc để thay tã lót.

Trẻ càng lớn càng ít ăn đêm, tần suất đi tiểu cũng giảm, lại có thể kiểm soát được nhu cầu bài tiết của bản thân, cha mẹ nên dần tập cho bé thói quen không dùng bỉm.



Các bài viết cùng thể loại: