+ Trả lời bài viết
Hiện kết quả từ 1 tới 2 của 2
  1. #1

    Tham gia ngày
    Feb 2016
    Bài gửi
    42
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Tình hình sản xuất chăn nuôi


    rong quý I năm 2016, tình hình sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do hiện tượng thời tiết cực đoan bất thường như: Rét buốt, băng giá tại các tỉnh phía Bắc; Hạn hán, xâm nhập mặn gay gắt tại các tỉnh phía Nam đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nhất là hoạt động trồng trọt, chăn nuôi. Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản quí I năm 2016 theo giá so sánh 2010 đạt 178,8 nghìn tỷ đồng, giảm 1,32 % so với quý I năm 2015. Giá trị sản xuất toàn ngành giảm là do: Giá trị sản xuất lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng chỉ đạt 137,0 nghìn tỷ đồng, giảm 2,55%, (riêng trồng trọt giảm 7%); Lĩnh vực lâm nghiệp đạt mức tăng trưởng khá (+6,32%), đạt 6,39 nghìn tỷ đồng; Thuỷ sản đạt 35,4 nghìn tỷ đồng tăng 2,34%.


    Chăn nuôi trong quý I cơ bản thuận lợi, giá bán sản phẩm chăn nuôi tăng cao, dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm mặc dù vẫn xảy ra nhưng không lây lan rộng, giá trị sản xuất chăn nuôi đạt 47,34 tỷ đồng, giữ ở mức tăng ổn định (+4,2%). Đàn bò ước tính tăng khoảng 1%, đàn trâu giảm khoảng 2% do rét đậm, rét hại gây ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi trâu, bò tại các tỉnh miền Bắc. Chăn nuôi lợn phát triển khá tốt, dịch lợn tai xanh không xảy ra, giá thịt lợn hơi trên thị trường sau dịpTết nguyên đán vẫn giữ ổn định, duy trì ở mức có lợi cho người chăn nuôi. Ước tính tổng số lợn cả nước tháng ba năm 2016 tăng khoảng 2,3%; Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng Quí I tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước.

    Chăn nuôi trâu, bò: Đợt rét đậm, rét hại đầu năm đã ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi trâu, bò trên cả nước, gây thiệt hại cho người dân. Theo số liệu ước tính của TCTK, tổng số trâu cả nước giảm khoảng 2%, sản lượng thịt trâu ước bằng 99,6% so cùng kỳ năm trước. Tổng số bò tăng khoảng 1%; trong đó đàn bò sữa ước đạt 297 nghìn con tăng 8% so cùng kỳ năm 2015. Ước tính sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng tăng 2% so với cùng kỳ năm trước do lượng thịt bò tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua tăng lên. Sản lượng sữa bò ước đạt 185 nghìn tấn tăng 12% so cùng kỳ năm trước.

    Chăn nuôi lợn: Chăn nuôi lợn phát triển tốt, dịch lợn tai xanh không xảy ra. Giá thịt lợn hơi trên thị trường giữ ổn định ở mức duy trì ở mức có lợi cho người chăn nuôi. Ước tính tổng số lợn cả nước tăng khoảng 2,3% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng Quí I tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước.

    Chăn nuôi gia cầm: Chăn nuôi gia cầm phát triển ổn định, dịch cúm gia cầm tuy không bùng phát mạnh nhưng vẫn phát sinh các ổ dịch mới. Ước tính tổng số gia cầm của cả nước tăng khoảng 2%, trong đó số lượng gà tăng 4,4% so cùng kỳ năm 2015. Sản lượng thịt gia cầm hơi Quí I ước tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng trứng gia cầm ước tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2015.
    Dịch bệnh: Theo Cục Thú y, tính đến thời điểm 19/04/2016, tình hình dịch bệnh trong cả nước diễn biến như sau:

    1. Dịch Cúm gia cầm

    Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ địa phương.
    Hiện nay, cả nước có 01 ổ dịch Cúm gia cầm tại xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Lưu của tỉnh Nghệ An (đã qua 13 ngày).


    2. Dịch Lở mồm long móng gia súc
    Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ địa phương. Ổ dịch tại xã Nậm Xe và Sin Súi Hồ, huyện Phong Thổ, xã Thèn Sin và Sùng Phái, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã qua 21 ngày không phát sinh gia súc mắc bệnh.
    Hiện nay, cả nước có 11 ổ dịch Lở mồm long móng tại 04 huyện của 02 tỉnh chưa qua 21 ngày, cụ thể:
    Tỉnh Quảng Bình có 03 ổ dịch xảy ra tại 03 xã Tân Ninh, An Ninh và Hiền Ninh thuộc huyện Quảng Ninh (đã qua 20 ngày).
    Tỉnh Lào Cai có 08 ổ dịch xảy ra tại 03 huyện Mường Khương, Sa Pa và Si Ma Cai (đã qua 12 ngày).


    3. Dịch Tai xanh trên lợn
    Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch phát sinh tại các địa phương.
    Hiện nay, cả nước không có ổ dịch Tai xanh.


    4. Nhận định tình hình dịch
    Cúm gia cầm: Hiện nay, do diễn biến phức tạp của thời tiết nên nguy cơ dịch phát sinh và lây lan là rất cao; các địa phương cần chủ động trong công tác phòng, chống Cúm gia cầm độc lực cao H5N1, H5N6 và một số chủng vi rút cúm có thể lây sang người như vi rút H7N9; tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm, giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời.


    Dịch LMLM: Các địa phương thuộc khu vực có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ, có đàn gia súc chưa được tiêm phòng triệt để, đặc biệt các địa phương có dự án cung ứng con giống gia súc, xóa đói giảm nghèo cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, tổ chức tiêm phòng vắc xin LMLM, kiểm soát chặt việc vận chuyển gia súc, quản lý giết mổ gia súc để giảm thiểu nguy cơ phát sinh, lây lan dịch.

    Các địa phương căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, thông báo của Cục Thú y về lưu hành vi rút Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Tai xanh và hướng dẫn sử dụng vắc xin năm 2016 (văn bản số 262/TY-DT ngày 22/02/2016) để tổ chức mua đúng loại vắc xin phòng, chống dịch nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

    THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CHĂN NUÔI

    Trong tháng 3, giá nhiều mặt hàng nông sản chính trong nước diễn biến theo xu hướng tăng. Cụ thể, lợn hơi ở các tỉnh Đông Nam Bộ và ĐBSCL cũng có xu hướng tăng do nhu cầu tiêu thụ thịt lợn tăng cao.

    Giá lợn hơi ở các tỉnh Đông Nam Bộ và ĐBSCL có xu hướng tăng trong tháng 3 do nhu cầu tiêu thụ thịt lợn tăng cao. So với cuối tháng 2, giá lợn hơi tăng 2.000 – 3.000 đ/kg lên mức 47.000 đ/kg. Giá gà thịt lông màu thu mua tại trại ở các tỉnh Đông Nam Bộ và ĐBSCL giảm 9.000 đ/kg xuống 26.000 – 27.000 đ/kg. Giá 16 gà giảm do nhu cầu đã giảm mạnh sau dịp Tết Nguyên đán và thịt gà ngoại nhập về nhiều gây ảnh hưởng đến thị trường gà trong nước. Nhìn chung, trong quý I/2016, giá lợn hơi biến động tăng với mức tăng 1.000 đ/kg so với thời điểm cuối năm ngoái. Giá gà thịt lông màu giảm 12.000 đ/kg từ mức 38.000 – 39.000 đ/kg cuối năm ngoái xuống 26.000 – 27.000 đ/kg.

    TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU

    Thức ăn gia súc và nguyên liệu:

    Giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu ước tính trong tháng 3/2016 ước đạt 328 triệu USD, nâng tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này 3 tháng đầu năm 2016 đạt 724 triệu USD, giảm 16,3% so với cùng kỳ năm 2015. Thị trường nhập khẩu chính của nhóm mặt hàng này trong 2 tháng đầu năm 2016 là Achentina (chiếm 48,1% thị phần), tiếp đến là Hoa Kỳ (9,1%); và Trung Quốc (6,9%). Thị trường có giá trị tăng đột biến so với cùng kỳ là Áo (gấp hơn 47 lần).

    Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu trong tháng 3/2016 đạt 262 triệu USD, tăng 36,63% so với tháng trước đó và giảm mạnh 45,97% so với cùng tháng năm ngoái.

    Tính chung, 3 tháng đầu năm 2016 Việt Nam đã chi 675 triệu USD nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu, giảm 21,83% so với cùng kỳ năm trước.

    Trong 3 tháng đầu năm 2016, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu của Việt Nam từ một số thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh, thứ nhất là Áo với hơn 34 triệu USD, tăng 615,56% so với cùng kỳ; đứng thứ hai là Mêhicô với gần 525 nghìn USD, tăng 314,71% so với cùng kỳ; Nhật Bản với hơn 1,5 triệu USD, tăng 186,15% so với cùng kỳ, sau cùng là Bỉ với hơn 2,6 triệu USD, tăng 71,21% so với cùng kỳ.

    Các thị trường chính cung cấp TĂCN và nguyên liệu cho Việt Nam trong tháng 3/2016 vẫn là Achentina, Brazil, Hoa Kỳ, Trung Quốc… Trong đó, Achentina là thị trường chủ yếu Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này với 109 triệu USD, giảm 6,31% so với tháng trước đó và giảm 5,81% so với cùng tháng năm ngoái, nâng kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ nước này trong 3 tháng đầu năm 2016 lên hơn 297 triệu USD, chiếm 44,1% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng, giảm 3,65% so với cùng kỳ năm ngoái – đứng đầu về thị trường cung cấp TĂCN và nguyên liệu cho Việt Nam. Kế đến là thị trường Brazil với kim ngạch nhập khẩu trong tháng 3 đạt hơn 27 triệu USD, tăng 824,67% so với tháng 2/2016 nhưng giảm 93,66% so với cùng tháng năm trước đó. Tính chung, 3 tháng đầu năm 2016 Việt Nam đã nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ thị trường này đạt hơn 34 triệu USD, giảm 32,86% so với cùng kỳ năm trước đó.

    Kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu từ Achentina tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm 2016, do nguồn nguyên liệu từ thị trường này dồi dào – thị trường TĂCN và nguyên liệu tiềm năng của Việt Nam.

    Đứng thứ ba về kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu trong tháng 3/2016 là Hoa Kỳ với trị giá hơn 14 triệu USD, tăng 56,67% so với tháng trước đó nhưng giảm 79,58% so với cùng tháng năm ngoái, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2016 lên hơn 78 triệu USD, giảm 57,24% so với cùng kỳ năm trước đó.

    Ngoài ba thị trường kể trên, Việt Nam nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu từ các thị trường khác nữa như: Trung Quốc, Áo, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia và UAE với kim ngạch đạt 41 triệu USD, 34 triệu USD, 23 triệu USD; 21 triệu USD; 16 triệu USD và 15 triệu USD.

    Sữa và sản phẩm sữa:

    Việt Nam đứng trong nhóm 20 nước nhập khẩu sữa nhiều nhất trên thế giới, mỗi năm nhập trên 1,2 triệu tấn sữa các loại. Theo Tổng cục Hải quan, quý I/2016, Việt Nam đã nhập khẩu 239,6 triệu USD sữa và sản phẩm, tăng 1,45% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 3/2016, Việt Nam đã nhập khẩu 70,3 triệu USD sữa và sản phẩm, tăng 2,9% so với tháng 2/2016.

    Kim ngạch nhập khẩu sữa trong quý I/2016




    Kim ngạch (USD)



    Tháng 1

    95.903.107



    Tháng 2

    71.767.902



    Tháng 3

    70.391.450



    (Nguồn số liệu: TCHQ)

    Qua bảng số liệu trên cho thấy, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng sữa và sản phẩm với tốc độ giảm dần, trong đó tháng 1 là tháng đạt kim ngạch cao nhất.

    Việt Nam nhập khẩu sữa và sản phẩm từ 15 quốc gia trên thế giới, trong đó New Zealand là thị trường chính chiếm 30,8% tổng kim ngạch, đạt 73,9 triệu USD, tăng 1,41% so với cùng kỳ.

    Nguồn cung lớn thứ hai sau New Zealand là Australia, đạt 20 triệu USD, tăng 23,57%, kế đến là Thái Lan, tuy nhiên tốc độ nhập khẩu sữa và sản phẩm từ thị trường này trong quý đầu năm nay giảm nhẹ, giảm 0,56%, tương ứng với 18,9 triệu USD…

    Ngoài ba thị trường chính kể trên, Việt Nam còn nhập khẩu sữa và sản phẩm từ các thị trường khác nữa như: Pháp, Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ba Lan…

    Nhìn chung, quý I/2016, nhập khẩu sữa và sản phẩm của Việt Nam từ các thị trường đều với tốc độ tăng trưởng dương, chiếm trên 66%, trong đó nhập từ Nhật Bản tăng mạnh nhất, tăng 96,98%, mặc dù kim ngạch chỉ đạt 2,8 triệu USD. Ngoài ra, nhập khẩu từ một số thị trường với tốc độ tăng trưởng khá như: Pháp tăng 79,02%; Bỉ tăng 61,55% và Đan Mạch tăng 86,88%. Ngược lại, nhập khẩu từ các thị trường với tốc độ tăng trưởng âm chỉ chiếm 33,3% trong đó nhập từ Hàn Quốc giảm mạnh nhất, giảm 33,49%.

    Thị trường cung cấp sữa và sản phẩm sữa quý I/2016

    ĐVT: USD



    Thị trường

    3 tháng 2016

    3 tháng 2015

    So sánh +/- (%)



    Tổng cộng

    239.606.557

    236.180.097

    1,45



    New Zealand

    73.971.456

    72.942.113

    1,41



    Australia

    20.015.660

    16.198.237

    23,57



    Thái Lan

    18.960.420

    19.067.606

    -0,56



    Pháp

    15.925.713

    8.896.170

    79,02



    Đức

    13.354.587

    11.049.043

    20,87



    Hoa Kỳ

    11.978.195

    19.862.706

    -39,70



    Ba Lan

    10.038.332

    8.129.281

    23,48



    Hà Lan

    7.632.928

    9.167.035

    -16,74



    Malaysia

    7.372.873

    5.837.831

    26,29



    Nhật Bản

    2.885.852

    1.465.055

    96,98



    Hàn Quốc

    2.880.297

    4.330.824

    -33,49



    Tây ban Nha

    1.678.741

    1.625.630

    3,27



    Bỉ

    1.396.870

    864.642

    61,55



    Philippin

    1.070.755

    1.466.730

    -27,00



    Đan Mạch

    402.186

    215.214

    86,88



    (Nguồn số liệu: TCHQ)

    Thị trường

    Nhìn chung, từ đầu năm đến hết tháng 3/2016, giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi ổn định, cùng với đó Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai công tác bình ổn giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.

    Theo Cục quản lý giá Bộ Tài chính, tính đến ngày 29/3/2016, đã có 831 mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi được công bố giá tối đa, giá đăng ký, giá kê khai trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tài chính và Sở Tài chính các địa phương.

    Hiện không ít người tiêu dùng cứ thấy sữa nước đóng hộp thì nghĩ là sữa tươi mà không biết rằng không ít trong số đó được pha lại từ sữa bột.

    Có sữa tươi nguyên chất thanh trùng, sữa tươi nguyên chất tiệt trùng, rồi sữa tiệt trùng. Vậy sữa tiệt trùng có phải sữa tươi không hay là sữa bột pha lại? Nếu là sữa bột pha lại thì sao không ghi rõ… đó là thắc mắc của không chỉ người tiêu dùng, mà ngay chính cơ quan chức năng cũng thấy cần phải thay đổi.

    Nhằm siết chặt quy chuẩn mặt hàng sữa dạng lỏng, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đang lấy ý kiến sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng QCVN 5-1:2010/BYT. Theo dự thảo mà cơ quan này đưa ra, sẽ có 6 tên gọi vè sữa dạng lỏng, bao gồm sữa tươi nguyên chất, sữa tươi, sữa tươi tách béo, sữa hoàn nguyên, sữa pha lại và sữa hỗn hợp.

    Trong đó sữa hoàn nguyên, sữa pha lại và sữa hỗn hợp trước đây được gọi chung tên là “sữa tiệt trùng”. Đây là tên gọi mà lâu nay người tiêu dùng nhầm lẫn giữa sữa bột và sữa tươi trong khi bản chất sữa tiệt trùng trên thị trường hiện nay phần lớn là sữa bột pha lại.

    Cục an toàn thực phẩm đang phân vân việc phân loại 2 loại sữa tươi ra thành sữa tươi nguyên chất (100% sữa tươi) và sữa tươi có bổ sung (có từ 90% sữa tươi, bổ sung thêm đường, dịch quả…). Các doanh nghiệp kinh doanh sữa thì cho rằng, sữa tươi nguyên chất là sữa tươi 100%, còn sữa tươi có bổ sung phải đảm bảo tỷ lệ sữa tươi tối thiểu trogn sản phẩm từ 95% trở lên.

    Riêng về khái niệm sữa hỗn hợp, các chuyên gia cũng đề nghị phải có quy định thành phần sữa tươi ít nhất phải là 70% trong sản phẩm này.

    Lúa mì:

    Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 3 đạt 154 nghìn tấn với giá trị đạt 38 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu lúa mì 3 tháng đầu năm 2016 đạt 858 nghìn tấn với giá trị đạt 198 triệu USD, tăng 40,6% về khối lượng và tăng 16,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong 2 tháng đầu năm 2016 là Úc, chiếm tới 64,2% thị phần mặt hàng này và tăng hơn 3 lần về khối lượng và tăng 2,7 lần giá trị so với cùng kỳ năm 2015; tiếp đến là Brazil chiếm 23,4% tổng giá trị nhập khẩu của mặt hàng này và cũng tăng 50% về khối lượng và 23,6% về giá trị so với năm 2015. Thị trường có tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2015 là Hoa kỳ (gấp gần 33 lần về khối lượng và hơn 26 lần về giá trị). Thị trường có sự sụt giảm mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2015 là thị trường Canada (giảm tới 61,5% về khối lượng và giảm 64,1% về giá trị).

    Đậu tương:

    Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 3/2016 đạt 34 nghìn tấn với giá trị 15 triệu USD, đưa tổng khối lượng đậu tăng nhập khẩu 3 tháng đầu năm 2016 đạt 230 nghìn tấn với giá trị đạt 95 triệu USA, giảm 53,5% về khối lượng và giảm 60,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

    Ngô:

    Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 3/2016 đạt 912 nghìn tấn với giá trị đạt 183 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu ngô 3 tháng đầu năm 2016 đạt 2,18 triệu tấn với giá trị đạt 433 triệu USD, tăng 23,6% về khối lượng và tăng 5,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Trong 2 tháng đầu năm 2016, Braxin và Achentina là hai thị trường nhập khẩu chính của mặt hàng này, chiếm lần lượt là 89,1% và 9,5% tổng giá trị nhập khẩu của mặt hàng này. Thị trường có giá trị tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2015 là Lào tăng gấp 2,8 lần về khối lượng và tăng gần 2,7 lần về giá trị. Thị trường có sự sụt giảm mạnh trong tháng này là Ấn Độ, giảm tới 99,7% về khối lượng và 96,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

    Sắn và các sản phẩm từ sắn XK:

    Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 3 năm 2016 ước đạt 572 nghìn tấn, với giá trị đạt 140 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu sắn và các phẩm từ sắn 3 tháng đầu năm đạt 1,26 triệu tấn với 323 triệu USD, giảm 12% về khối lượng và giảm 27,5% về giá trị so cùng kỳ năm 2015. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính trong 2 tháng đầu năm 2016 chiếm tới 88,43% thị phần, giảm 9,23% về khối lượng và giảm 24,44% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Philippine là thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất (tăng 54,86% về khối lượng và 47,41% về giá trị), các thị trường còn lại đều có mức tăng trưởng âm.



    Xem thêm:

    [Nội dung ẩn để xem]



    [Nội dung ẩn để xem]



    Tag: [Nội dung ẩn để xem], [Nội dung ẩn để xem], [Nội dung ẩn để xem], [Nội dung ẩn để xem], [Nội dung ẩn để xem], [Nội dung ẩn để xem], [Nội dung ẩn để xem], [Nội dung ẩn để xem], [Nội dung ẩn để xem]



    Các bài viết cùng thể loại:


  2. #2

    Tham gia ngày
    Mar 2016
    Bài gửi
    40
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Sau khi ra mắt thành công Android TV Box Zidoo X5Zidoo X1 II vào quý 1/2016, công ty đã tiếp tục cho ra mắt dòng TV Box cao cấp [Nội dung ẩn để xem], phiên bản nâng cấp của ZIDOO X9, sử dụng chip Realtek RTD1295, là chiếc Android Box đầu tiên chạy Android 6.0 Marshmallow.



    ZIDOO X9S được trang bị chip lõi tứ 64-bit Realtek RTD1295, chip xử lý đồ họa Mali-T820 MP3 GPU, RAM 2GB DDR3, bộ nhớ trong 16GB eMMC, Gigabit LAN, Wifi 2 băng tần (2.4G/5.8G 802.11ac), Bluetooth 4.0, chạy hệ điều hành Android 6.0 + OpenWRT (Dual system). ZIDOO X9S hỗ trợ HDR, HEVC(H.265) 10Bit 4K@60fps, VP9, BDISO/MKV và chuyển đổi khung hình tự động.

    Chip lõi tứ Cortex A53 CPU kết hợp với chip xử lý đồ họa Mali T820 MP3 GPU (lên đến 4 sharder cores, cải thiện 40% từ Mali-T622) sẽ cung cấp đủ sức mạnh xử lý cho 4Kp60 và H.265/VP9. Gigabit Ethernet, SATA và USB 3.0 sẽ rất hữu ích khi chơi các tập tin với bitrates cao (H.265/4K2K được phổ biến hơn vào năm 2016).

    Xem chi tiết về Android TV Box ZIDOO X9S [Nội dung ẩn để xem].
    __________________________________________________ ______________________

    Hiếu Hiền phân phối Android TV Box [Nội dung ẩn để xem], giá rẻ tại TP HCM

    Để được hỗ trợ mua hàng nhanh nhất và tư vấn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình, xin quý khách vui lòng liên hệ:

    Điện thoại: 0866761013 – Hotline: 0918778013

    Website: Hieuhien.vn

    Quý khách có thể đến dùng thử, trải nghiệm sản phẩm và mua hàng tại:

    ➥ Hiếu Hiền Quận 10: 1A Bắc Hải, Phường 15, Quận 10, TP HCM

    ➥ Hiếu Hiền Quận Tân Phú: 5A Vườn Lài, Phường Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú, TP HCM

 

 
+ Trả lời bài viết

Facebook comments



Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình