Câu hỏi:
Thưa bác sỹ. Em bị [Nội dung ẩn để xem] hàm đã lâu, còn bị vỡ mẻ nữa nên muốn đi trám gấp. Em nghe nói trám Inlay/Onlay là tốt nhất nhưng không biết là trám cách này là như thế nào và độ bền trám răng Inlay/Onlay được bao lâu ạ? Liệu có tốt không thưa bác sỹ. Mong bác sỹ tư vấn. (Ngọc - Bắc Ninh).
Trả lời :
Chào bạn Ngọc !

Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc "Độ bền trám răng Inlay/Onlay được bao lâu là tối đa?" của bạn, Nha khoa Paris xin được giải đáp cụ thể như sau.

Về cơ bản, trám gián tiếp Inlay/Onlay có độ bền khá cao, có thể tương đương gần như răng sứ bởi kỹ thuật phục hình gần tương tự như bọc răng sứ. So với cách hàn trám thông thường thì rõ ràng đây là kỹ thuật có ưu điểm vượt trội về độ bền. Tuy nhiên, chi phí của phương pháp trám này cũng khá cao nên bạn có thể cân nhắc lựa chọn.

Kỹ thuật trám răng thông thường sẽ sử dụng hai vật liệu trám là composite và amalgam trám trực tiếp vào chỗ răng bị sâu hay vỡ mẻ, tuy nhiên đây cũng là kỹ thuật trám có nhiều hạn chế:

- Bong bật vết trám sau một thời gian ăn nhai. Không tái tạo lại được hình dạng giải phẫu của răng cũng như không tạo tiếp xúc với răng kế cận thật tốt dẫn đến nhồi nhét thức ăn và sâu tái phát. Sau khoảng 2-3 năm chỗ trám có nguy cơ bung trượt khỏi bề mặt răng.

- Miếng trám đổi màu (nếu là composite) do bị ngấm nước bọt và thực phẩm sậm màu

Những khuyết điểm này sẽ được khắc phục hoàn toàn bằng phương pháp phục hồi Inlay hoặc Onlay. Với ưu điểm khít sát gần như tuyệt đối và tái tạo hình dạng giải phẫu của răng. Inlay/Onlay là kiểu phục hồi tốt nhất cho răng mất chất từ nhẹ đến trung bình.



Độ bền trám răng Inlay/Onlay có thể lên đến 10 năm nếu chăm sóc tốt

Trám Inlay: miếng trám nằm gọn bên trong răng, không phủ lên múi răng, thường sử dụng cho những răng có lỗ sâu hoặc bể vừa phải, nếu các múi răng vẫn còn nguyên vẹn. Nếu các múi răng thật đã mất sau khi nạo vết sâu thì cần trám Onlay. Nhưng nếu các múi răng vẫn còn nguyên vẹn, chỉ phần mô răng bên trong bị mất đi thì trám Inlay là thích hợp nhất.

Khác với hàn răng bằng Amalgam, composite, hàn răng Inlay/Onlay sử dụng chất liệu sứ để phục hình răng. Chất liệu sứ cũng rất bền chắc, chịu lực tốt, giúp ăn nhai tốt hơn, không dễ bị bể vỡ. Hơn nữa, chất liệu sứ không thay đổi tính chất sau nhiều năm tồn tại trong khoang miệng, không dễ bị đổi màu, ngấm nước bọt, không gây cảm giác hôi miệng.

Độ bền độ bền [Nội dung ẩn để xem] Inlay/Onlay cơ bản có thể duy trì được từ 5-7 năm hoặc lâu hơn nữa nếu bạn chăm sóc răng miệng tốt. Thao tác hàn trám với kỹ thuật mới cũng phức tạp hơn hàn răng thông thường khi cần hoàn thành sau 2-3 lần hẹn với nha sỹ trong vòng vài ngày. Bác sỹ sẽ nạo sạch vết sâu, tạo hình xoang trám. Sau đó dấu răng được lấy bằng dụng cụ chuyên dụng và gửi các thông số về cho labo chế tạo miếng trám. Sau khi hoàn tất khâu chế tạo, miếng trám được gắn trở lại răng và chỉnh sửa cho đến khi bệnh nhân ăn nhai tốt mới thực hiện cố định vết trám.

Tuy nhiên, để thực hiện được kỹ thuật này với độ bền chắc cao cần phải có thiết bị hiện đại, bác sỹ phải có tay nghề giỏi, thực hiện chuẩn kỹ thuật mà không xảy ra sai sót.

Tại nha khoa Paris, chúng tôi đã phục hình hàng trăm ca răng sâu vỡ mẻ với kỹ thuật trám Inlay/Onlay với công nghệ CT 5 chiều và đều cho hiệu quả cao, hoàn toàn không xảy ra hiện tượng bong bật khi ăn nhai nên bạn có thể yên tâm.

Chúng tôi cũng có chế độ bảo hành lâu dài cho bạn. Nếu trong quá trình ăn nhai, bạn gặp bất cứ vấn đề nào về ăn nhai, chúng tôi sẽ chỉnh sửa miễn phí cho bạn.

Nguồn: [Nội dung ẩn để xem]



Các bài viết cùng thể loại: