Kỹ thuật đặt nội khí quản cho người lớn

Kỹ thuật đặt nội khí quản được sử dụng trong các trường hợp ngừng thở, suy hô hấp, không có khả năng bảo vệ đường hô hấp, rối loạn ý thức.

Tránh sử dụng cho những người bị tổn thương thành khí quản.

[Nội dung ẩn để xem]:
  • Đầu tiên đo nồng độ oxy máu mao mạch và theo dõi điện tim liên tục
  • Kiểm tra thiết bị bao gồm cuff ống nội khí quản, đèn soi thanh quản và thiết bị hút đờm
  • Đánh giá giải phẫu đường dẫn khí của bệnh nhân, kích cỡ khoang miệng, chuyển động của cổ, răng, khoảng cách từ cằm tới sụn thanh quản và hàm răng giả (cần tháo bỏ răng giả). Sự thoải mái/tự tin trong thăm khám thanh quản tương quan với khả năng hình dung được vòm miệng mềm, lưỡi gà và các cột yết hầu.
  • Nếu không nghi ngờ tổn thương cột sống cổ, đặt bệnh nhân ở tư thế sniffing và kê gối dưới chẩm để sắp thẳng trục họng miệng-thanh quản.
5. Tăng oxy hoá máu trước bằng oxy 100% trong 1 - 2 phút và hút đờm khoang miệng là rất cần thiết.

6. Cùng với vị trí thủ thuật viên ở phía đầu bệnh nhân, điều chỉnh độ cao của giường tới mức thích hợp cho thủ thuật viên.

7. Để đèn soi thanh quản ở bên tay trái và ống nội khí quản ở bên tay phải.

8. Luồn lưỡi đèn vào góc bên phải của miệng bệnh nhân.

9. Dùng lực nâng cán đèn soi thanh quản theo hướng tạo một góc 900với lưỡi đèn. Không bẩy cán đèn ra phía sau vì có thể gây tổn thương răng.

10. Quan sát thấy trực tiếp hai dây thanh âm và luồn ống nội khí quản có que dẫn đường vào khí quản cho tới khi cuff qua được hai dây thanh âm. Độ sâu chính xác của ống nội khí quản khoảng chừng 23 cm tính từ góc miệng ở nam giới và 21 cm ở nữ giới.

11. Cẩn thật rút bỏ que dẫn đường và bơm cuff (bơm 10 cc khí)

12. Kiểm tra vị trí ống nội khí quản bằng cách nghe phổi và các biện pháp khác.



Các bài viết cùng thể loại: