Thời kỳ Amami

Người dân quần đảo bắt đầu sản xuất đồ đất nung từ 6000 năm trước, chịu ảnh hưởng từ văn hóa Jōmon tại Kyūshū. Ban đầu, chùng có phong cách tương tự như với đất liền Nhật Bản, song về sau một phong cách có nguồn gốc từ Amami gọi là phong cách Hạ Usuki đã được phát triển.

Trong các thư tịch Nhật Bản, quần đảo xuất hiện lần đầu vào thế kỷ 7. Nihon Shoki (Nhật Bản thư kỷ) đã nói đến Amami-shima (海見嶋 (Hải Kiến đảo) "đảo Amami"?) năm 657, vàAmami-bito (阿麻弥人 (A Ma Di nhân) "người Amami"?) vào năm 682. Shoku Nihongi (Tục Nhật Bản kỷ) có nói đến Amami (菴美 (Am Mĩ)?) năm 699 và Amami (奄美 Yểm Mĩ?) vào năm 714. Tất cả các tên gọi này đều được cho là đề cập đến Amami hiện nay. Đoàn "khiển Đường sứ" (kentō-shi) của Nhật Bản đã từng đến Đường qua Amami Ōshima.

Đối với người dân địa phương, thời kỳ tiền sử này được gọi là thời kỳ Amami (奄美世 (Yểm Mĩ thế) Aman'yu?).

Thời kỳ aji

Nông nghiệp được đưa đến quần đảo khoảng thế kỷ 12, và các cư dân đã chuyển từ săn bắn sang nuôi trồng. Do nông nghiệp gây ra sự phân biệt giàu nghèo, những người có quyền lực cuối cùng trở thành tầng lớp thống trị. Họ được gọi là "án ti" (aji) giống như trên đảo Okinawa, và cư trú trong những thành được gọi là gusuku. Gusuku nổi tiếng nhất là Gusuku Beru ở Kasari, thành phố Amami, và Gusuku Yononushi ở Wadomari. Các án ti chiến đấu với nhau để mở rộng lãnh địa của mình. Các câu chuyện dân gian cho thấy rằng một số thành viên của gia tộc Taira, bị thua trong trận Dan-no-ura năm 1185, đã đào thoát đến Amami Ōshima. Độ xác thực lịch sử của việc này vẫn chưa rõ.

Thời kỳ gusuku này thỉnh thoảng được gọi là thời kỳ Aji (按司世 (Án ti thế) Ajin'yu?), trong khi những người khác coi đây là một phần của thời kỳ Amami.

Thời kỳ NahaKhi "án ti" Amami trở nên lớn mạnh, họ bắt đầu đi cống nạp cho các nước mạnh hơn xung quanh. Sử sách Lưu Cầu nói rằng "án ti" Amami đã cống nạp cho Eiso, vua của vương quốc Trung Sơn vào thời đại Tam Sơn Okinawa. Okinoerabujima và Yoronjima nằm dưới quyền kiểm soát của vương quốc Trung Sơn. Tuy nhiên, trong lúc đảo Okinawa vẫn trong vòng nội chiến, các chính quyền ở đây đã không thể vương đến phía bắc của quần đảo Amami. Án ti của Tokunoshima và các đảo phía bắc tiếp tục triều cống cho Okinawa, và kiểm soát hòn đảo của mình. Sau năm 1429, Shō Hashi thống nhất đảo Okinawa, lập nên vương quốc Lưu Cầu. Okinoerabu và các đảo xa hơn về phía nam đã nằm dưới quyền kiểm soát trực tiếp của Lưu Cầu, trong khi phần phía bắc vẫn là các lãnh thổ ngoại vi của vương quốc. Vị vua Lưu Cầu thứ 4 là Shō Sei đã cố gắng chiếm Amami Ōshima vào năm 1537 song đã thất bại. Vị vua kế vị liền sau đó là Shō Gen, ngược lại, đã chiến thắng vào năm 1571, và toàn thể nhóm đảo Anami từ đó nằm dưới quyền kiểm soát của vương quốc Lưu Cầu. Theo dân gian, 3 gusuku và 4 nhóm đã quyết liệt chống lại các cuộc xâm lược và sau đó đều bị hành quyết.

Thời kỳ này được gọi là thời kỳ Naha (那覇世 Nahan'yu?, Na Phách thế), theo tên kinh đô của Lưu Cầu.

Thời kỳ Edo

Việc Lưu Cầu kiểm soát các hòn đảo này đã không thể kéo dài lâu. Mạc phủ Tokugawa tại Nhật Bản đã lên kết hoạch giao thương với nhà Minh. Họ cho phép Shimazu Tadatsune, người cai trị phiên Satsuma xâm lược Lưu Cầu. Vào tháng 3 năm 1609, Shimazu tấn công đảo Amami Ōshima, sau đó là Tokunoshima, Okinoerabu, và đến đảo Okinawa. Vào lúc này, nhà vua kiểm soát tất cả các đại bác của Lưu Cầu, trong khi quân Shimazu đx vượt qua được tất cả các trận đại bác trong Thời kỳ Chiến Quốc. Shimazu đã dễ dàng giành chiến thắng trong một tháng, và vương quốc Lưu Cầu phải thỉnh hòa với Satsuma.

Vương quốc Lưu Cầu gặp khó khăn khi quản lý quần đảo Amami ngay từ trước cuộc xâm lược của Satsuma, do cư dân bản địa thường tham gia các phong trào để giành độc lập. Lưu Cầu sau đó đã nhượng lại quần đảo cho phiên Satsuma. Satsuma bắt đầu trực tiếp cai trị khu vực từ năm 1613, và cử đến một viên quan. Tuy nhiên, quần đảo Amami vẫn là lãnh thổ trên danh nghĩa của vương quốc Lưu Cầu và vương quốc vẫn tiếp tục gửi các quan lại đến đây.

Lúc đầu, sự cai trị của Satsuma là ôn hòa, nhưng do tình hình tài chính của phiên trở nên tồi tệ đi, việc quản lý thay đổi theo hướng khai thác. Satsuma cho dân đảo trồng mía để nấu đường và bán cho Mạc phủ hay các thương nhân. Bởi vì sự độc canh này, người dân đảo bị nạn đói tấn công khi mất mùa.

Trong những thời điểm khó khăn này, người Amami tìm thấy niềm vui bằng loại rượu được làm từ mật mía, awamori mua từ Lưu Cầu, và hát các bài dân ca vớisanshin. Các bài dân ca của họ có phong cách khác so với Lưu Cầu, và điều này vẫn duy trì trong văn hóa hiện đại của cư dân nơi đây. Dưới sự cai trị của Satsuma, tên của người Amami trải qua một thay đổi to lớn, và nay thì nhiều người chỉ có họ viết bằng một Hán tự duy nhất.

Năm 1879, sau cải cách Minh Trị, quần đảo Amami được hợp nhất vào "quốc" Ōsumi, và sau đó là tỉnh Kagoshima. Trong Thế chiến II, khi những trận chiến khốc liệt diễn ra tại Okinawa, hơn 20.000 lính Nhật đang bảo vệ quần đảo Amami ở lân cận. Tuy nhiên, trong suốt cuộc chiến, quần đảo Amami chỉ phải chịu các trận không kích nhỏ.

Thời kỳ này kéo dài cho đến năm 1945 và được gọi là thời kỳ Yamato (大和世 Yamaton'yu?, Đại Hòa thế), theo tên Yamato.



Các bài viết cùng thể loại: