Thưa bác sỹ. Bác sỹ tư vấn giúp em trám răng khi mang thai có ảnh hưởng gì hay không ạ? Em có hai chiếc răng hàm bị sâu khá nặng và muốn đi trám răng nhưng nghe nói khi mang thai không nên trám. Hiện em đang mang bầu cháu được 3 tháng. Mong bác sỹ tư vấn ạ. Em cảm ơn. (Hồng Hạnh – Hà Nội).
Trả lời :
Chào bạn Hồng Hạnh !

Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc “Có nên trám răng khi mang thai không” của bạn, Nha khoa Paris xin được giải đáp cụ thể như sau.

[Nội dung ẩn để xem] là bệnh lý răng miệng có liên quan đến một số loại vi khuẩn có tên là Streptococus Mutans và Actinomyces vicosus. Các vi khuẩn này thường cư ngụ trên các mảng bám răng và chủ yếu tác dụng vào chất đường trong mảng bám, tạo ra các enzyme và axit ăn mòn men răng và ngà răng. Khi bạn có cảm giác đau nhức và hình thành nên các lỗ sâu răng thì đó là khi tình trạng sâu răng đã khá nghiêm trọng.

1. Tại sao khi mang thai dễ bị sâu răng?

+ Khi mang thai là giai đoạn cơ thể có sự nhạy cảm khá nhiều với những tác động bên ngoài. Trong thời kỳ mang thai, việc thay đổi hormon khiến phụ nữ dễ mắc các bệnh răng miệng hơn, môi trường pH trong khoang miệng có sự thay đổi, xáo trộn khả năng tự bảo vệ khiến dễ phát sinh bệnh lý.

+ Sự thay đổi chế độ ăn, thường xuyên ăn bữa phụ giữa các bữa ăn chính cũng như sử dụng nhiều chất đường có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, dễ khiến cho vi khuẩn phát sinh và gây bệnh.

+ Trong thời gian mang bầu, lượng nước bọt tiết ra giảm cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sâu răng do nước bọt có chức năng trung hòa axit cũng như loại bỏ các vi khuẩn trong khoang miệng.

Một nghiên cứu cho thấy, nếu như hàm răng bạn kém khỏe mạnh, mắc các bệnh về nướu và sâu răng thì nguy cơ sinh non thiếu cân là rất cao hoặc trẻ sinh ra có sức đề kháng kém hơn so với những bé mà bà mẹ khi mang thai không mắc các bệnh răng miệng.


Bà bầu có nên hàn răng không?
2. Có nên trám răng khi mang thai hay không?

Có khá nhiều bệnh nhân thường lo lắng hàn răng có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Hàn trám răng sâu thực chất là một thao tác không quá khó và thường hoàn tất quy trình trong vòng từ 15-20 phút. Việc điều trị sẽ được tiến hành đầu tiên với thao tác nạo vết sâu, loại bỏ mô răng bị bệnh. Chất trám sẽ được đưa lên chỗ răng sâu và tạo hình, chiếu đèn laser để đông cứng. Sau khi hoàn tất trám răng, bệnh nhân có thể ăn nhai hoàn toàn bình thường.

Lưu ý: Trám răng khi mang thai có thể được thực hiện, tuy nhiên chỉ nên thực hiện hàn trám răng đối với bà bầu mang thai từ tháng từ 4-7. Tại sao lại như vậy? Ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn thai nhi đang có sự phát triển mạnh mẽ về các cơ quan trong cơ thể, bất cứ một tác động nào đến cơ thể người mẹ cũng có thể gây nên các tổn hại cho sự phát triển của thai nhi.

Trong khi 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn thai nhi đã phát triển hoàn thiện, có sự chèn ép nhất định khiến cho bà bầu thường mệt mỏi nên các tác động răng miệng cũng cần hạn chế.

Ba tháng giữa thai kỳ là giai đoạn lý tưởng nhất cho việc điều trị bệnh lý răng miệng. Do đó, tốt nhất sang tháng thứ 4 bạn nên đến trung tâm nha khoa để thăm khám và [Nội dung ẩn để xem]. Còn trong giai đoạn này nên chăm sóc vệ sinh răng miệng tốt, có thể dùng nước muối súc miệng để hạn chế tình trạng viêm nhiễm.

Bạn nên chú ý, dù trám răng ở thời điểm nào cũng cần thực hiện ở địa chỉ trám răng tốt và phải được bác sỹ kiểm tra kỹ và chắc chắn rằng kỹ thuật trám sẽ không gây ra bất cứ những viêm nhiễm nào hoặc tạo ra những kích thích có thể không tốt liên quan đến đường máu.

Trong quá trình thăm khám, bạn phải thông báo với nha sỹ và nhân viên y tế cụ thể về tình trạng thai nhi cũng như sức khỏe răng miệng thực tế của bạn, chẳng hạn bạn mang thai sẽ không chụp x-quang kiểm tra răng, hoặc nếu phải dùng thuốc thì là thuốc dành riêng cho phụ nữ có thai,…

Bác sỹ có thể kê một số loại thuốc giảm đau, chống viêm khi bạn đang bị nhiễm trùng răng miệng để điều trị bên cạnh việc hàn răng.

Mọi băn khoăn của bạn liên quan đến có nên trám răng khi mang thai hay không, đừng ngần ngại liên hệ với nha khoa Paris theo thông tin dưới đây. Các chuyên gia răng miệng sẽ tư vấn cụ thể nhất cho bạn. Chào bạn!

Nguồn: [Nội dung ẩn để xem]



Các bài viết cùng thể loại: