+ Trả lời bài viết
Hiện kết quả từ 1 tới 2 của 2
  1. #1

    Tham gia ngày
    Mar 2016
    Bài gửi
    100
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Ế ẩm, mặt bằng bán lẻ vẫn liên tục gia tăng nguồn cung

    Sự gia tăng nguồn cung mặt bằng bán lẻ cộng với xu hướng mua sắm truyền thống khó thay đổi của người Việt gây không ít khó khăn cho hoạt động của thị trường này.
    >> [Nội dung ẩn để xem]
    Thời gian qua hàng loạt TTTM cao cấp tại Việt Nam phải đóng cửa, từ Parkson Paragon tại Tp.HCM đến Parkson Kengnam, Grand Plaza, Hang Da Galleria tại Hà Nội dấy lên lo ngại phải chăng thị trường mặt bằng bán lẻ Việt Nam đã bắt đầu bước vào thời kỳ bão hòa? Sự vắng lặng của các TTTM cộng thêm xu hướng thích thuê mặt bằng độc lập khiến tỷ lệ lấp đầy tại các TTTM giảm thấy rõ. Liên tục trong 6 tháng đầu năm, hoạt động của khối bán lẻ gần như giậm chân tại chỗ, không có tín hiệu bùng nổ nào nếu so với cùng thời điểm 2015.
    >> [Nội dung ẩn để xem]
    mặt bằng bán lẻ
    Dù ế ẩm nhưng kinh doanh mặt bằng bán lẻ vẫn có sức
    hút với doanh nghiệp. Ảnh: dothi.net

    Trong báo cáo về hoạt động thị trường bán lẻ, CBRE chỉ ra rằng, mặc dù tỉ lệ không gian bán lẻ bình quân đầu người vẫn ở mức thấp nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhưng tổng lượng không gian bán lẻ tại Tp.HCM đã tăng hơn 50% và con số này đang tăng dần trong năm 2016.
    >> [Nội dung ẩn để xem]
    Cụ thể, chỉ riêng 5 tháng đầu năm, Tp.HCM đã có khoảng 40.800 m2 mặt bằng bán lẻ mới nâng tổng mặt bằng bán lẻ đạt hơn 1 triệu m2, tăng 17% so với cùng thời điểm năm 2015. Thị trường Hà Nội cũng khá dồi dào lựa chọn khi quý đầu tiên năm 2016, tổng diện tích mặt bằng bán lẻ đạt con số 706.530 m2 từ 19 TTTM, 2 TTTM tổng hợp và 9 sảnh bán lẻ. Tỷ lệ trống của các TTTM tại Hà Nội tăng từ 10,2% trong quý IV/2015 lên 11,5% trong quý I/2016. Dự kiến sẽ có ít nhất 30.000m2 diện tích bán lẻ mới sẽ gia nhập thị trường Hà Nội trong 6 tháng cuối năm, đó là chưa kể các mặt bằng độc lập bên ngoài từ các thương hiệu bán lẻ quốc tế ồ ạt mở cửa khai trương.

    Tuy nhiên, một nghịch lý là trong khi nguồn cung tăng theo từng tháng thì tỷ lệ lấp đầy lại không cải thiện gì thêm. Hầu hết các TTTM hiện hữu đều không ghi nhận khách thuê mới. Khảo sát của Batdongsan.com.vn cho thấy, công suất thuê tuy vẫn duy trì được con số ổn định qua các quý nhưng nếu xét trên tổng lượng nguồn cung mới liên tục tăng thì rõ ràng đây là bước thụt lùi. Tỷ lệ trống tăng qua các tháng, số lượng doanh nghiệp trả mặt bằng thương mại ra thuê mặt bằng độc lập tăng khiến hoạt động trong các TTTM mới không thuận lợi như dự kiến. Theo đó, giá thuê mặt bằng trung bình giảm hơn 10% so với năm trước. Trong 5 tháng qua, số lượng cửa hàng tiện lợi cũng tăng chóng mặt, trong đó chuỗi cửa hàng tiện ích Vinmart gia tăng nhanh nhất. Dự kiến, 6 tháng tới đây Tp.HCM và Hà Nội sẽ đón thêm một số TTTM mang thương hiệu Lotte và AEON, trong khi Vin Mart cũng chuẩn bị đi vào hoàn thiện.

    Không thể phủ nhận rằng việc gia tăng nguồn cung sẽ dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt giữa các TTTM, nhiều thương hiệu bán lẻ không đạt được thành công như mong đợi đã điều chỉnh lại kế hoạch mở rộng của mình. Khối bán lẻ dù nhiều tiềm năng nhưng vẫn loay hoay chưa thoát được sự ảm đạm hiện tại.

    Một vấn đề nữa được đặt ra là thị trường bán lẻ đang dần trở thành sân chơi của doanh nghiệp ngoại, khối nội ngày càng khó chen chân vào. Bằng chứng là thời gian qua một số nhà đầu tư ngoại đã mở hàng loạt các TTTM trên cả nước. Ngoài ra, việc một số quỹ đầu tư lớn đang đẩy mạnh đầu tư vào thị trường bán lẻ Việt Nam một lần nữa khẳng định sức hấp dẫn của thị trường này. Nhà bán lẻ trong nước có điểm mạnh là am hiểu nền văn hóa vùng miền cũng như thói quen tiêu dùng của người Việt Nam, đây chính là ưu điểm cần tập trung phát huy để đưa ra những sản phẩm phù hợp nhất nếu muốn tăng sức cạnh tranh và không rơi vào tình thế ‘chết non’ trong cuộc chiến với khối ngoại.

    Bà Nguyễn Ngọc Trâm, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu thị trường, JLL Việt Nam nhận định, trước làn sóng thâm nhập ngày càng tăng của các nhà bán lẻ ngoại vào thị trường Việt Nam, các nhà bán lẻ trong nước sẽ có những áp lực nhất định vì thị phần sẽ bị chia nhỏ và nguy cơ thu hẹp hoạt động kinh doanh có thể diễn ra. Hiện nay các kênh bán lẻ truyền thống vẫn còn chiếm tỷ lệ rất lớn trên phạm vi cả nước, đặc biệt là tại các địa bàn không thuộc Hà Nội và Tp.HCM. Xu hướng mua sắm truyền thống và sở thích xuất ngoại mua sắm của người Việt phần nào khiến thị trường bán lẻ hoạt động không tương xứng với tiềm năng vốn có. Do đó, vấn đề của các doanh nghiệp là nên điều chỉnh lại các chính sách bán hàng, nhìn nhận điểm mạnh, điểm yếu của mình một cách nghiêm khắc để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp nhất cho thị trường tiêu dùng Việt Nam. Tóm lại, tiềm năng và cơ hội phát triển của khối bán lẻ trong nước còn rất nhiều. Vấn đề là hướng đi tiếp theo trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp sẽ quyết định tương lai tươi sáng hay ảm đạm của thị trường bán lẻ.



    Các bài viết cùng thể loại:

    [Nội dung ẩn để xem] [Nội dung ẩn để xem] [Nội dung ẩn để xem] [Nội dung ẩn để xem] [Nội dung ẩn để xem]

  2. #2

    Tham gia ngày
    Jun 2016
    Bài gửi
    21
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    ok! that was awesome! thanks for posting.

    .................................................. .................................................. .............................

    (Dịch: up cho thớt bay lên cao !)

    .................................................. .................................................. .............................

    [Nội dung ẩn để xem]
    [Nội dung ẩn để xem]

 

 
+ Trả lời bài viết

Facebook comments



Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình