Sau khi được pháp luật công nhận, ghi nhận tổ chức ngành nghề (Hội môi giới bất động sản Việt Nam), hoạt động kinh doanh dịch vụ bất động sản đang biến chuyển theo hướng chuyên nghiệp và minh bạch hơn. Khi thị trường phục hồi cả về lượng và chất, dân môi giới bất động sản cũng dễ “kiếm sống” bằng nhiều phương cách.
>> [Nội dung ẩn để xem]
Quy định môi giới nhà đất phải tốt nghiệp đại học, cao đẳng sau đó đã không thành văn bản áp dụng, nhưng mới đây, lực lượng trung gian địa ốc bị áp dụng điều kiện phải có chứng chỉ hành nghề môi giới (từ 16/2). Tuy vậy, điều các môi giới quan tâm hàng đầu lúc này vẫn là lựa chọn dạng sản phẩm để khai thác.
>> [Nội dung ẩn để xem]
Càng non càng tốt
Thuật ngữ này nhằm ám chỉ cách lựa chọn dự án phân phối được truyền tai nhau trong chợ địa ốc. Cụ thể, theo tìm hiểu của PV tại một số trung tâm tư vấn, sàn giao dịch bất động sản khu vực Trung Hòa – Nam Trung Yên – Yên Hòa, thì các cá nhân hành nghề (nhân viên chính thức của sàn hoặc cộng tác viên) đều chủ yếu quan tâm tới các dự án nhà ở thương mại 'mới ra lò'.
>> [Nội dung ẩn để xem]
Hiểu nôm na, đó là những dự án đã cơ bản hoàn thành pháp lý đầu tư (có giấy chứng nhận, phê duyệt dự án, hoàn thành nghĩa vụ tài chính với cơ quan thuế) và ưu tiên hàng đầu dự án sở hữu vị trí thuộc khu vực trung tâm Hà Nội.

Với những sàn không mạnh về tài chính và thiếu liên kết thì tiếp cận dự án kiểu này để mang 'hàng nét' về cho nhân viên là việc không dễ. Đơn cử, thời gian trước là HACC1 Complex, Diamond Flower Tower, 219 Trung Kính hay Artemis Lê Trọng Tấn, còn mới đây nhất là các dự án cao cấp ở phía Tây cung cấp dòng sản phẩm shophouse…

Thực chất, việc ưu tiên lựa chọn những dự án kiểu 'cấp tập làm móng – vội vã huy động tiền đặt chỗ' của dân môi giới được giải thích bởi xu hướng đầu tư mới hình thành vài tháng nay.

Đại để, những nhà đầu tư mới tham gia thị trường (chủ yếu dưới dạng nhóm) thường tìm tới các dự án có vị trí đắc địa, có thương hiệu chủ đầu tư mạnh, được đảm bảo tài chính dự án (có ngân hàng tài trợ hoặc bảo lãnh công khai trên phương tiện thông tin đại chúng).

“Đây cũng là kiểu kinh doanh, khai thác lợi nhuận từ…lúa non nhưng với dự án đã xây tới tầng cao, thì đầu tư rót tiền sẽ rất khó kỳ vọng sang nhượng có lãi. Bởi vào thời điểm đó, tất cả thông tin xoay quanh dự án như mức giá, tiến độ, các đơn vị tham gia phân phối chính thức đều đã rõ ràng. Nói cách khác, một khi lực đầu tư bão hòa thì dự án chỉ là sân chơi giữa chủ đầu tư và người mua ở thực” – bà Như Hà, PGĐ của một sàn giao dịch chuyên dự án cao cấp ở Nam Từ Liêm cho biết.



Các bài viết cùng thể loại: