Đa phần các trường hợp sâu răng đều là sâu răng hàm mà nếu không được điều trị kịp thời thì nguy cơ gây mất răng là khá cao, ảnh hưởng lớn đến khả năng ăn nhai của bệnh nhân. Do đó, việc tìm hiểu về bệnh lý này cũng như cách điều trị tốt nhất là điều quan trọng bạn cần quan tâm.

Sâu răng hàm nguy hiểm như thế nào?

Sâu răng hàm và sâu răng cửa chính là hai trường hợp sâu răng phổ biến nhất hiện nay do chúng là những răng đóng vai trò ăn nhai chính trên cung hàm mà nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn gây nên. Vi khuẩn gây bệnh sẽ tồn tại trên mảng bám cao răng không được làm sạch. Chất đường còn sót lại là chất xúc tác quan trọng tạo ra axit ăn mòn men răng.


Nguyên nhân gây nên tình trạng sâu răng
Sâu răng thường phát triển dưới bề mặt răng, phá hủy men răng bên trong mà bề mặt răng bên ngoài vẫn còn nguyên vẹn. Lượng men răng này mất dần đi cho đến lúc bề mặt răng cũng bị phá vỡ thì khi đó bạn mới nhìn thấy sâu răng bằng mắt thường được. Khi sâu răng hàm, bạn thường thấy vết đen bám trên rãnh mặt nhai hoặc trên bề mặt răng bất kỳ làm răng bị sâu đen. Một số triệu chứng khác thường gặp như răng ê đau khi nhai, ăn uống đồ cay, nóng, lạnh

Ban đầu bệnh sâu răng phát triển âm thầm lặng lẽ, người bệnh khó có thể nhận biết được bởi răng hàm nằm rất sâu trong miệng và hầu như không có dấu hiệu của sự đau đớn. Sâu răng tiến triển trong khoảng từ 5 đến 10 năm. Trải qua một thời gian dai dẳng, vi khuẩn sẽ phá hủy các cấu trúc bên trong của răng và tới giai đoạn muộn người bệnh có thể chỉ còn lại chân răng.

Nếu răng sâu tới giai đoạn nặng, tùy vào mức độ bị ăn mòn của răng mà các nha sĩ sẽ có quyết định nhổ bỏ chiếc răng hàm bị sâu đi. Nếu không được chữa trị kịp thời, răng sâu sẽ làm toàn bộ phần tủy răng bị nhiễm trùng, gây kích thích tủy răng gây ra cảm giác đau nhức khó chịu, thậm chí có thể gây áp xe toàn bộ phần xương ổ răng rất nguy hiểm.


Các giai đoạn sâu răng
Có nên nhổ răng hàm bị sâu không?

Răng sâu chia làm nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi một giai đoạn là một mức độ của răng sâu, tùy vào mức độ này mà các nha sĩ mới có thể quyết định xem có nên nhổ chiếc răng hàm sâu đó không.

Bảo tồn vẫn được coi là nguyên tắc cần tuân thủ đầu tiên khi ăn nhai. Không hẳn chiếc răng hàm sâu nào cũng phải nhổ bỏ. Trên thực tế, có những chiếc răng sâu 80-90% mà vẫn được phục hồi lại hình dạng và chức năng nhai của răng.

Đặc biệt là đối với răng hàm thì việc bảo tồn lại càng có ý nghĩa quan trọng. Với hình dạng là một chiếc răng cối lớn, có nhiều hố rãnh trên bề mặt và góp phần vô cùng quan trọng trong việc thực hiện chức năng nhai của cả hàm răng. Đây là chiếc răng chính để nhai và nghiền nát thức ăn. Chỉ khi sâu răng hàm nặng không thể bảo tồn thì mới tiến hành nhổ bỏ và trồng răng giả.

Sâu răng hàm nên điều trị như thế nào?

Hàn răng hàm bị sâu được coi là cách điều trị sâu răng hàm tốt và tiết kiệm chi phí hiện nay với hai giá trị cơ bản là phục hình cho răng bị sâu, vỡ mẻ và ngăn ngừa các mầm mống vi khuẩn gây bệnh trở lại, giúp đảm bảo ăn nhai cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, trước khi [Nội dung ẩn để xem] thì nạo vết sâu là thao tác không thể bỏ qua đẻ loại bỏ hoàn toàn các mầm bệnh gây sâu răng. Thao tác này đòi hỏi cần có sự cẩn trọng bởi nếu vết sâu không được lấy hết còn tồn lại thì khi trám đè lên sẽ rất nguy hiểm về sau vì sâu răng vẫn còn ủ lại trong răng. Ngược lại nếu nạo vết sâu quá sâu hay không khéo khi thực hiện, gây ảnh hưởng đến mô răng thật thì sẽ không đảm bảo yếu tố bảo tồn răng thật để thực hiện các phục hình răng về sau hoặc ảnh hưởng nặng đến tủy răng cũng như các mô răng.


Hàn trám là cách điều trị răng hàm bị sâu tốt và tiết kiệm chi phí
Hàn trám răng thực chất chỉ là bồi đắp thêm mô răng nhân tạo bằng vật liệu composite hoặc amalgam vào khoảng trống của răng sau khi bị mất mô răng hoàn toàn không xâm lấn sâu vào răng cũng như các tổ chức quanh. Thao tác này diễn ra khá nhanh và hoàn tất chỉ sau 15-20 phút. Sau khi hàn trám bạn có thể ăn nhai hoàn toàn bình thường mà không cộm cấn khó chịu.

Đối với trường hợp sâu răng hàm, xoang trám lớn thì nha sỹ cũng có thể áp dụng cách trám gián tiếp Inlay/Onlay cho bệnh nhân với độ bền chắc cao hơn nhiều lần so với trám vật liệu thông thường. Tuy nhiên, thời gian trám theo cách này sẽ lâu hơn và chi phí cao hơn. Nha sỹ cần chế tạo miếng trám bên ngoài và gắn lại vào răng sâu như cách bọc răng sứ.

+ Yêu cầu đầu tiên cần được đảm bảo khi trám răng là tiêu chuẩn y khoa trong kỹ thuật trám. Thao tác trám phải là thỏa mãn tiêu chí không tổn hại tới mô răng, mô mềm, không xâm lấn đến cấu trúc răng. Thao tác trám phải nhẹ nhàng, không làm đau hay chảy máu răng.

+ Sau khi hoàn thành việc trám bít, vết trám phải thỏa mãn tiêu chí đẹp, có độ trơn láng và tái tạo được đúng hình thể giải phẫu của răng tại điểm trám, đảm bảo tính thẩm mỹ với một hàm răng đẹp.

Để gia tăng được độ bền tối đa của vết trám và không bị bong bật thì cách duy nhất là nha sỹ cần thực hiện với công nghệ trám Laser Tech – được Liên đoàn nha khoa Quốc tế chứng nhận về chất lượng. Công nghệ cho phép tăng cường độ bám dính của vết trám với hàng ngàn chân bám nhỏ li ti, khắc phục tình trạng xoang trám thấm nước do vật liệu trám co rút.

Trong trường hợp răng sâu nặng và tình trạng vỡ mẻ đã rất nghiêm trọng mà việc thực hiện [Nội dung ẩn để xem] có thể bị bong tróc nhanh thì tốt nhất bạn nên bọc sứ để hiệu quả lâu bền hơn, đảm bảo ăn nhai tốt hơn.


Hiệu quả điều trị sâu răng hàm tại nha khoa Paris
Vệ sinh răng miệng sau khi hàn trám:

– Chú ý bổ sung thêm Fluor bằng việc sử dụng các sản phẩm có chứa nồng độ Fluor thích hợp có trong nước uống, nước súc miệng, kem đánh răng,…

– Chú ý vệ sinh hàng ngày bằng cách chải răng ngày 2-3 lần sau bữa ăn, dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám trên răng. Chải bằng bàn chải lông mềm, chải nhẹ nhàng để tránh làm bong vết trám.

– Chú ý súc miệng sau khi sử dụng các thực phẩm chứa nhiều đường. Nên súc miệng với nước muối loãng hàng ngày để làm sạch khoang miệng và loại bỏ tình trạng viêm nhiễm.

– Chế độ ăn hàng ngày cũng rất quan trọng, nên hạn chế thức ăn quá nhiều bột, chất đường, tăng cường rau xanh để hỗ trợ làm sạch mảng bám trong các bữa ăn.

Trên đây là một số thông tin về sâu răng hàm cơ bản nhất và cách điều trị hiệu quả. Mọi băn khoăn về bệnh lý răng miệng, bạn vui lòng liên hệ với nha khoa Paris theo số hotline 1900.6900 hoặc thông tin dưới đây để được tư vấn cụ thể nhất. Chào bạn!

Nguồn: [Nội dung ẩn để xem]



Các bài viết cùng thể loại: