Khu vực sàn mái là nơi tiếp xúc đầu tiên với mọi điều kiện thời tiết. Do đó, đây cũng là nơi rất dễ xảy ra đọng nước hay nứt gãy dẫn đến tình trạng thẩm thấu khiến công trình của quý khách xuống cấp và mất thẩm mỹ.

Không chỉ vậy, sàn mái còn là yếu tố quyết định kết cấu của công trình xây dựng. Nếu khu vực này bị xuống cấp sẽ khiến công trình mất an toàn gây nguy hiểm cho gia đình và mọi người. Do đó, việc thi công chống thấm sàn mái là một công đoạn hết sức quan trọng mà bất kỳ gia đình nào cũng đều nên biết.

Có thể chống thấm sàn mái bằng nhiều vật liệu khác nhau. Có thể chống thấm bằng màng khò nóng hoặc màng dán lạnh.
Để chống thấm sàn mái hiệu quả, trước tiên cần xác định được nguyên nhân gây thấm.
Nguyên nhân sàn mái bị thấm
– Sân thượng bị thấm thường do sàn mái bi nứt gãy, rạn nứt chân chim
– Chất chống thấm không có khả năng co ngót theo sự thay đổi thời tiết
– Lớp keo chống thấm mỏng không tạo được độ dày phù hợp với sự co ngót
– Chất chống thấm bị lão hoá nhanh với ánh nắng mặt trời
– Thi công tại những vị trí tiếp giáp giữa hai tấm chống thấm chất lượng không tốt, không đạt yêu cầu
– Sàn mái bị đọng nước

Xem thêm bài viết:
===> [Nội dung ẩn để xem] – chữa bệnh từ gốc
===> [Nội dung ẩn để xem]tạo lớp áo giáp kiên cố cho căn nhà của bạn
Chuẩn bị bề mặt chống thấm
– Vệ sinh bề mặt bê tông, đục bỏ các chất bám dính, mảng bám…
– Dùng vữa có trộn phụ gia sika Latex để vá, dặm các khiếm khuyết trên bề mặt sàn bê tông. Phải đảm bảo bề mặt đặc chắc, bằng phẳng, không quá lồi lõm, không có sắt thép lồi trên bề mặt.
– Dùng chổi cọ quét lớp hồ dầu và dùng vữa có trộn phụ gia sika lite đắp bo tròn các góc cạnh chân tường.
– Đục xung quanh miệng ống thoát nước sâu 1cm và rộng 1cm.Vệ sinh sạch sẽ bụi bặm xung quanh thành ống.
– Tiến hành bơm hợp chất trám khe co giãn Polyurethane Sealant xung quanh miệng ống.
Quy trình thi công chống thấm bằng màng dán
– Dùng cọ lăn quét Masterpren Primer hoặc lớp lót gốc bitum tương tự với định mức 6-8m2/L .
– Chỉ nên quét lớp lót cho phần diện tích có thể thi công trong ngày. Thi công lớp chống thấm ngay khi lớp lót khô mặt.
– Đối với màng dán lạnh, tiến hành dán theo hướng dẫn.
– Với màng khò nóng, tiến hành theo các bước sau:
+ Khò mặt dưới màng chống thấm với thiết bị khò. Đốt nóng bề mặt thi công và dán nhanh phần màng đã được khò nóng ngay cùng lúc
+ Dùng con lăn cao su ép chặt phần màng ở khu vực đã khò. Lăn từ giữa hướng ra 2 mép của màng chống thấm để tạo ra bề mặt phẳng khi hoàn thiện và tránh hiện tượng bọt khí bị nhốt trên bề mặt. Nếu có hiện tượng bong bóng xuất hiện sau khi thi công, đâm thủng khu vực đó bằng vật sắc nhọn, lỗ thủng này sẽ tự động hàn kín trong quá trình làm phẳng hoàn thiện.
+ Tại khu vực có mạch ngừng bêtông hoặc khe xây dựng, nên gia cố thêm một lớp bằng cách cắt một dải màng nhỏ và dán dính vào hai bên khe. Chiều rộng của dải gia cố này phải đủ để chồng mép ít nhất 10cm vào hai bên khe.
Màng chống thấm phải được khò dính toàn diện trên bề mặt vào kết cấu cả mặt ngang lẫn mặt đứng. Dán giáp mí 8cm theo chiều dọc và 12cm tại điểm đầu của cuộn.

[Nội dung ẩn để xem] bằng màng chống thấm là phương án chống thấm có quy trình diễn ra ngắn gọn, đem lại hiệu quả chống thấm cao. Chống thấm Bách Khoa hiện có cung cấp dịch vụ chống thấm bằng màng khò nóng và màng dán lạnh. Để sử dụng dịch vụ chống thấm bảo vệ ngôi nhà của bạn, hãy liên lạc với chúng tôi ngay hôm nay.



Các bài viết cùng thể loại: