+ Trả lời bài viết
Hiện kết quả từ 1 tới 2 của 2
  1. #1

    Tham gia ngày
    Mar 2016
    Bài gửi
    100
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Nới lỏng tiền tệ: Có tiếng, còn dè miếng

    Lẽ ra, nếu Ngân hàng Nhà nước “chơi đẹp”, lượng tiền lớn đã được thả ra thị trường...

    Những ngày này, cụm từ “nới lỏng tiền tệ” xuất hiện nhiều hơn trong các dòng chảy thông tin. Có tiếng như vậy, nhưng thực tế nhà điều hành vẫn đang rất dè miếng.
    >> [Nội dung ẩn để xem]
    Sáng 14/6, lãnh đạo một ngân hàng lớn cho VnEconomy biết, một số thành viên đang đề xuất lên Ngân hàng Nhà nước tạo thêm nguồn vốn. Không phải vì khó khăn thanh khoản, không phải đi “xin”, mà theo cơ chế đã định.

    Tuy nhiên, khả năng đề xuất trên được đáp ứng còn để ngỏ.

    Quý 2 sắp qua, như thông lệ, hoạt động ngân hàng bắt đầu bước vào kỳ giải ngân và tăng trưởng tín dụng mạnh nhất trong năm. Với nhà điều hành, độ trễ thực hiện mục tiêu giảm lãi suất cho vay cũng đang rút ngắn dần. Liên qua là nguồn tiền và tạo tiền.
    >> [Nội dung ẩn để xem]
    Từ cuối 2015, một cơ chế tạo tiền đã được xây dựng, rất rõ ràng. Và nay, các ngân hàng đề xuất cũng là đương nhiên.

    Ngày 4/12/2015, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 23, sửa đổi và bổ sung một số điểm của quy chế dự trữ bắt buộc, có hiệu lực từ ngày 28/1/2016.
    >> [Nội dung ẩn để xem]
    Theo Thông tư số 23, các tổ chức tín dụng đang thực hiện phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt, tổ chức tín dụng tham gia cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém theo chỉ định sẽ được giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

    Nhưng xưa nay, “đàng chuôi” của việc xây dựng các văn bản pháp luật thường để mở dư địa cho chính sách bằng các cụm từ, tình huống có khi là rất rộng, kiểu như “các trường hợp khác”, “tùy điều kiện thực tế”, “trong từng giai đoạn”, “xem xét phù hợp”… Thông tư 23 cũng vậy.

    Đến nay, đã 5 tháng trôi qua, ngân hàng thương mại đề xuất giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo cơ chế đã định trên. Ngân hàng Nhà nước vẫn đang “xem xét” - từ có trong Thông tư 23.

    Có nhiều ngân hàng với quy mô lớn nằm trong diện được giảm dự trữ bắt buộc của chính sách trên. Ví như Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), Ngân hàng Công thương (VietinBank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV)… đều đã và đang tham gia tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém. Hay như Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) liên tiếp tái cơ cấu hai tổ chức tín dụng…

    Lẽ ra, nếu Ngân hàng Nhà nước “chơi đẹp”, thực hiện theo Thông tư 23, thì lượng tiền lớn đã được thả ra thị trường.

    Chỉ tính riêng ba ngân hàng lớn Vietcombank, VietinBank và BIDV, tổng nguồn vốn huy động đã lên tới hơn 1,5 triệu tỷ đồng. Nếu thực hiện Thông tư 23, Ngân hàng Nhà nước chỉ cần nhích xuống 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì đã có cả chục nghìn tỷ đồng được thả thêm ra thị trường.

    Nếu chạy theo thành tích giảm lãi suất cho vay, qua giả thiết điều chỉnh trên, Ngân hàng Nhà nước sẽ thêm thuận lợi để sớm ghi điểm.

    Tuy nhiên, trở lại cụm từ “nới lỏng tiền tệ” được nói đến nhiều những ngày gần đây, việc nhà điều hành chưa thực hiện Thông tư 23 cũng là có lý do. Nói cách khác, hiện đã có tiếng là nới lỏng tiền tệ, nhưng Ngân hàng Nhà nước vẫn đang rất dè miếng, mà đây là một ví dụ điển hình.



    Các bài viết cùng thể loại:

    [Nội dung ẩn để xem] [Nội dung ẩn để xem] [Nội dung ẩn để xem] [Nội dung ẩn để xem] [Nội dung ẩn để xem]

  2. #2

    Tham gia ngày
    Jun 2016
    Bài gửi
    21
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    ok! that was awesome! thanks for posting.

    .................................................. .................................................. .............................

    (Dịch: up cho thớt bay lên cao !)

    .................................................. .................................................. .............................

    [Nội dung ẩn để xem]
    [Nội dung ẩn để xem]

 

 
+ Trả lời bài viết

Facebook comments



Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình