Gần 3.000 điều kiện đầu tư kinh doanh đang được quy định tại các văn bản không đúng thẩm quyền..
>> [Nội dung ẩn để xem]
Một trong những thách thức rất lớn trong hiện thực hoá quyền tự do kinh doanh đã được hiến định chính là điều kiện kinh doanh vẫn còn chằng chịt.

Thực tế này đã được nêu tại một hội thảo về điều kiện kinh doanh do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức tại Hà Nội, sáng 14/6.

Gần 3.000 điều kiện không đúng thẩm quyền
>> [Nội dung ẩn để xem]
Hiến pháp 2013 quy định, mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Và, quyền con người, quyền công dân chỉ bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ cộng đồng.
>> [Nội dung ẩn để xem]
Luật Đầu tư cũng đã có những yêu cầu quyết liệt đối với các quy định về điều kiện kinh doanh không phù hợp, đặt ra thời hạn 1/7/2016 là thời điểm hết hiệu lực của quy định về điều kiện kinh doanh do các bộ ban hành.

Tuy nhiên, theo nhận định của Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, có rất nhiều thách thức để hiện thực hoá quyền tự do kinh doanh. Vì, điều kiện kinh doanh vẫn còn “chằng chịt” trong hệ thống pháp luật về kinh doanh của Việt Nam.

Hiện có khoảng 5.826 điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng đối với 267 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, theo quy định của Luật Đầu tư. Trong số này, có gần 3.000 điều kiện đầu tư kinh doanh đang được quy định tại các văn bản không đúng thẩm quyền.

Đặc biệt, sau khi Luật Đầu tư được ban hành, nhiều bộ vẫn tiếp tục ban hành các điều kiện kinh doanh trái thẩm quyền, ông Lộc nhấn mạnh.

Vẫn theo ông Lộc thì hoạt động rà soát loại bỏ điều kiện kinh doanh bất hợp lý đang được triển khai, tuy nhiên vẫn chưa đạt được như kỳ vọng và chưa đi vào thực chất.

Các bộ, ngành dường như đang thực hiện các hoạt động này một cách cơ học, đó là nâng các quy định từ cấp thông tư lên thành nghị định và vẫn giữ nguyên tính chất của quy định, chưa đánh giá về tính hợp lý và hiệu quả của các quy định về điều kiện kinh doanh.

Đồng thời, trong quá trình rà xét, nhiều cơ quan soạn thảo vẫn chưa tách bạch các điều kiện đầu tư kinh doanh để tiếp cận thị trường của các chủ thể với các quy định về quy trinh sản xuất, tiêu chuẩn đối với chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Như vậy, xét về bản chất, rất nhiều điều kiện kinh doanh vẫn như cũ mà chưa có sự sàng lọc, đánh giá để cân nhắc sửa đổi, loại bỏ.

Cũng như chưa có sự đánh giá, xem xét trong 267 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện có những ngành, nghề kinh doanh nào không thực sự cần thiết phải áp đặt về điều kiện kinh doanh để kiến nghị loại bỏ khỏi danh mục, ông Lộc nhìn nhận.

Trưởng ban Pháp chế của VCCI Đậu Anh Tuấn cũng nêu rõ, Thủ tướng cho phép rút gọn về trình tự, thủ tục các nghị định về điều kiện kinh doanh nhưng vẫn phải bảo đảm chất lượng và lấy ý kiến của đối tượng điều chỉnh.



Các bài viết cùng thể loại: