Theo một bài xã luận mới được đăng tải trên tờ New York Times, giờ đây Trung Quốc vẫn là một mối nguy đối với Mỹ, nhưng không phải vì họ quá mạnh mà vì nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang trở nên quá mong manh.
>> [Nội dung ẩn để xem]
Tác giả bài viết này là Ruchir Sharma - chuyên gia kinh tế tại quỹ đầu tư trực thuộc ngân hàng Morgan Stanley. Ông cũng là tác giả của cuốn sách mới xuất bản có tựa đề "The rise and fall of nation". Chúng tôi xin lược dịch và gửi tới bạn đọc.
>> [Nội dung ẩn để xem]
Từ nhiều năm nay, tỉ phú người Mỹ đang chạy đua vào Nhà Trắng Donald J. Trump vẫn cảnh báo Trung Quốc là một mối đe dọa đang “cướp mất bữa ăn” của người Mỹ. Trump cho rằng Bắc Kinh đang bóp méo đồng nhân dân tệ để giữ cho đồng tiền này ở mức rẻ mạt nhằm tạo lợi thế cạnh tranh không lành mạnh cho hàng hóa xuất khẩu.
>> [Nội dung ẩn để xem]
Tuy nhiên, theo một bài xã luận mới được đăng tải trên tờ New York Times, lập luận này đã quá cũ kỹ. Giờ đây Trung Quốc vẫn là một mối nguy đối với Mỹ, nhưng không phải vì họ quá mạnh mà vì nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang trở nên quá mong manh.

Kể từ khủng hoảng tài chính 2008, có 4 yếu tố chính quyết định sự trỗi dậy và sụp đổ của các quốc gia. Đáng buồn là ở Trung Quốc hiện nay, cả 4 trụ cột ấy đều không vững chắc. Nợ của các nước mới nổi đã tăng nhanh một cách nguy hiểm, đặc biệt là ở Trung Quốc. Hoạt động thương mại suy sụp ở khắp mọi nơi, và Trung Quốc lại dẫn đầu ở khía cạnh này. Để chống lại suy thoái, Trung Quốc tự động quay trở lại con đường tăng đầu tư để thúc đẩy nền kinh tế. Và, vì nhiều lý do, lực lượng lao động của cả thế giới đang bị thu hẹp đáng kể còn ở Trung Quốc già hóa dân số đang là vấn đề nhức nhối.



Các bài viết cùng thể loại: