Việc xử lý chống thấm trần nhà là một việc làm đầu tiên của mỗi gia đình để chống lại những tác hại do nước mưa và điều kiện xấu của môi trường tác động đến ngôi nhà của bạn. Khu vực tầng mái, sân thượng là nơi luôn chịu những tác động của mưa nắng thất thường nên càng phải chú ý để đảm bảo an toàn cho ngôi nhà bạn?


Khi chống thấm trần nhà, có thể sẽ gặp phải những vết nứt lớn. Khi đó, ta cần thực hiện biện pháp xử lí phù hợp.

Nứt trần nhà có thể sẽ là nguyên nhân dẫn đến thấm trần nhà hoặc là một biểu hiện của việc trần nhà bị thấm. Lúc này, cần xử lí vết nứt trước khi thi công chống thấm trần nhà bởi các vật liệu chống thấm thông thường không có tính năng xử lí tốt các vết nứt.

Vết nứt lớn là các vết nứt có độ rộng lớn hơn 0,5mm. Khi gặp các vết nứt này, cần bơm keo trám vết nứt với áp lực cao thì mới có thể hàn gắn triệt để vết nứt.
Xem thêm bài viết liên quan:
===> Bảo vệ ngôi nhà hoàn hảo với [Nội dung ẩn để xem]
===> [Nội dung ẩn để xem]-Sự ưu tiên trong mọi công trình
Chuẩn bị dụng cụ

– Bàn chải sắt, chổi, máy đục, máy mài, máy thổi bụi, bay…

– Kim bơm keo, máy khoan và các phụ kiện đi kèm khác

– Máy bơm keo epoxy áp lực cao Hawa – 600, áp lực bơm là 10.000. Máy có thể xử lý được cả những vết nứt độ rộng nhỏ, độ sâu lớn nhưng có nhược điểm là thời gian thi công lâu, tốn nhiều nhân công, giá thành cao hơn các phương pháp khác.

Chuẩn bị vật liệu

– Keo epoxy SL 1400 hoặc Epoxy Sikadur 752. Keo được sử dụng để bơm vào vết nứt, keo sẽ liên kết chắc với bê tông, bịt kín vết nứt đồng thời gia cố bê tông, tạo thành khối đồng nhất.

– Keo trám SL 1401. Keo này có tác dụng gắn kim và trám kín các đường nứt để khi bơm không bị chảy keo bơm ra ngoài.
Quy trình thi công

Chuẩn bị bề mặt
  • Khoanh vùng các vết nứt, dùng máy mài chà dọc theo đường nứt để loại bỏ các kết cấu yếu.
  • Làm sạch các đường nứt bằng máy chuyên dụng hoặc cọ quét, bàn chải sắt
Đánh dấu đường nứt
  • Đánh dấu vết nứt bê tông tại vị trí quan trọng để thuận tiện khi xử lý vết nứt.
  • Đánh dấu các vị trí trọng yếu để khoan gắn kim bơm.
Khoan và gắn kim bơm keo
  • Dùng máy khoan vào các vị trí đã đánh dấu, khoảng cách các lỗ khoan từ 15 – 20cm. Khoan xuyên góc dọc theo hai bên vết nứt, độ sâu lỗ khoan phải đảm bảo xuyên qua vết nứt.
  • Dùng kim bơm keo đặt vào các vị trí lỗ khoan sau đó siết chặt lại.
  • Trám keo SL 1401 dọc theo vết nứt để keo sẽ không bị chảy khi bơm.
  • Sau 30 phút, khi keo SL 1401 khô thì tiến hành bơm keo Epoxy
Bơm keo Epoxy
  • Trộn 2 thành phần của keo theo đúng tỉ lệ, gắn máy bơm vào kim bơm
  • Bơm keo vào vết nứt bằng máy áp lực cao cho tới khi không thể bơm keo vào được nữa thì dừng.
  • Đợi đến khi keo khô thì tháo kim bơm keo.
  • Trám lỗ khoan bằng vữa trộn phụ gia Sika latex.
  • Vệ sinh bề mặt và khu vực sửa chữa.
– Chống thấm Bách Khoa bảo hành 10 năm cho công trình của gia đình bạn, đồng thời cam kết hoàn trả 100% chi phí nếu như không đáp ứng đúng yêu cầu của quý khách hàng.

Chính vì vậy, hãy trao niềm tin cho chúng tôi. Chống thấm Bách Khoa sẽ đem đến cho bạn những dịch vụ tốt nhất về [Nội dung ẩn để xem] và một công trình an toàn nhất cho người sử dụng.



Các bài viết cùng thể loại: