[Nội dung ẩn để xem]
"Văn hóa ẩm thực Việt Nam đã được thế giới công nhận song chủ nhân của di sản chưa thực sự chưa chú tâm lắm đến công tác quảng bá, chưa khai thác được hết những giá trị đặc sắc của ẩm thực như một tài sản quốc gia.
Chiều nay nhóm bạn.. rủ nhau mời
Mấy tháng lo cày.. chẳng nghỉ ngơi
Hẹn chỗ bờ sông.. gần chợ cũ
Chờ nơi tiệm Thái.. cận hồ bơi
Trên bàn dọn sẳn.. vài ba lẩu
Dưới đất bày ngay.. mấy chỗ ngồi
Cá, thịt, tôm, sò.. rau đủ loại
Nào cùng đánh chén... nhậu không ngơi.
Ẩm thực Việt Nam chú trọng ăn ngon, đôi khi không đặt mục tiêu hàng đầu là ăn bổ.
Tranh luận về loại đồ ăn nào sẽ trở thành đồ ăn đại diện cho quốc gia có thể không bao giờ có hồi kết và hoàn toàn dựa vào việc bạn hỏi ai câu hỏi đó. Người Milan có thể cho rằng món ăn ngon nhất của Ý là cotoletta hay risotto alla Milanese, trong khi người Napolitano sẽ không ngần ngại mà nói rằng toàn bộ các loại bánh pizza nếu không do người Napoli làm đều không phải pizza đúng nghĩa.
Thuở xưa, với những kinh nghiệm hiểu biết về đặc tính của thực phẩm, con người đã khám phá được giá trị phòng bệnh và trị bệnh của thực phẩm, đối với cơ thể. Theo “Hoàng Đế Nội Kinh”, cổ y Trung Hoa, năm 2697 trước Tây Lịch, vua Hoàng Đế đã biết dạy dân áp dụng những đặc tính thực phẩm, để nâng cao sức khỏe. Theo các sử sách y học tây phương, trong những tài liệu cổ y được lưu truyền của Hippocrates (460 - 357 trước Tây lịch), Sáng tổ nền y học cổ truyền tây phương, đã nêu cao vai trò quan trọng của yếu tố thiên nhiên, và đặc tính thực phẩm, trong việc phòng bệnh và trị bệnh cho con người.
Bản sắc dân tộc là một phạm trù động, chứ không tĩnh, nó luôn được bổ sung và làm mới trên cơ sở đặc điểm và đặc tính của cộng đồng dân tộc. Văn hóa ẩm thực cũng như mọi thành tố văn hóa khác của Việt Nam phải trải qua nhiều giai đoạn biến đổi, nhưng rồi mọi sự giao lưu và tiếp thu qua biến đổi, rốt cuộc được bản địa hóa, mang đậm dấu ấn trí tuệ và tâm hồn dân tộc. Đất nước Việt Nam nằm ở vị trí “ngã tư đường của các nền văn minh” nên từ lâu lịch sử Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi hai trào lưu giao thoa lớn: giữa Đại Việt - Việt Nam với Trung Hoa trước công nguyên cho đến tận ngày nay, và sự giao lưu văn hóa Việt Nam với phương Tây từ TK XVII-XVIII, nhất là với Pháp và qua Pháp với châu Âu từ cuối TK XIX trở đi. Trừ những món ăn thức uống dân gian thuần Việt đã trở thành bề dày của truyền thống, còn hầu như không thứ ẩm thực nào mang tính hiện đại của Việt Nam mà không ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi một quá trình giao lưu liên tục với bên ngoài. Sự tinh tế thẩm mỹ và kinh nghiệm khéo léo từ đôi bàn tay, con người Việt Nam đã xây dựng một nền văn hóa ẩm thực cho riêng mình.
Buổi sáng mùa hè.. ở Mỹ Tho
Vài tên bắt vịt.. té lăn bò
Anh liền cắt tiết.. vài tô nhỏ
Chị lẹ bằm gan.. mấy đĩa to
Lấy gạo đem vo.. rồi nấu cháo
Cầm ngan chặt miếng.. để đun lò
Hành nhiều trộn gỏi.. thêm tiêu sọ
Vịt lộn rau răm... nhậu đã, no.
Bếp núc và sự ăn uống cần được nghiên cứu trên bình diện văn hóa. Muốn hiểu về văn hóa ẩm thực ta chỉ cần hiểu 4 điều là ăn cái gì, ăn lúc nào, ăn ở đâu và ăn với ai. Ngoài ra ông cũng cho rằng cách ứng xử với tự nhiên và với xã hội cũng đóng vai trò quan trọng, chẳng hạn với cây, con, rau hoang dã, cây trồng và vật nuôi. Môi trường tự nhiên, xã hội, văn hóa về ăn uống nghĩa là cái môi trường sinh thái tự nhiên, sinh thái nhân văn, nhân vi và nhân tạo.
"



Các bài viết cùng thể loại: