[Nội dung ẩn để xem]
"Ở người, có 5 mức nhu cầu về thực phẩm

Nhu cầu an toàn thường bộc lộ khi ta gặp chuyện lo lắng, ức chế hoặc thiếu tự tin. Những thực phẩm cho nhu cầu an toàn thường được chọn nhờ vị ngọt (gợi lại vị ngọt của sữa mẹ) và mối liên hệ chặt chẽ với ký ức về mái ấm gia đình khi còn bé.

Những bà mẹ muốn con ăn nhiều chóng lớn thì dùng thực phẩm để thoả mãn nhu cầu cho và nhận tình cảm.

Tồn tại:

Ăn đều dặn, hàng ngày để cơ thể tồn tại.

An toàn:

Khi nguồn lương thực đã đủ sống người ta thường quan tâm đến sự an toàn của nguồn cung cấp. Do đó người ta sẽ dự trữ để dành. Một số loại thực phẩm tượng trưng cho sự an toàn do có liên quan đến gia đình.

Tình cảm:

Người ta có thể nấu nướng và tặng nhau các món ăn để biểu lộ tình cảm. Ăn hoặc khen tặng là cách đáp lại tình cảm của người mời, còn từ chối thức ăn cũng đồng nghĩa với từ chối lời mời.

Địa vị:

Trổ tài nấu nướng cũng là cách khẳng định địa vị thông qua cách chứng minh khả năng. Đây cũng là cách xác lập và duy trì lòng tự trọng.

Chủ nghĩa cá nhân:

Thực phẩm trở thành phương tiện biểu hiện cá nhân thông qua cách chế biến món ăn và sắp xếp thự đơn, bộc lộ phong cách, và thông qua thử nghiệmNước ta là một nước có nền văn hóa lâu đời. Văn hóa đó không chỉ thể hiện ở các lĩnh vực như âm nhạc, hội họa điêu khắc mà nó thể hiện ngay trong ẩm thực. Với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống chung trên một lãnh thổ nhưng mỗi dân tộc lại có một nét văn hóa riêng, đặc biệt là mỗi dân tộc lại có một món ăn được coi là đặc sản riêng của họ ví dụ như Cơm lam của đồng bào dân tộc Tây Nguyên hay bánh Ngải của đồng bào dân tộc Tày làm cho nét văn hóa Việt Nam thêm phong phú và đậm đà bẳn sắc dân tộc.
Ẩm thực đường phố Việt Nam đã nổi tiếng ra thế giới. Điều này thực sự góp phần vào sự phát triển của ngành Du lịch. Hai món ăn đường phố phổ biến ở Việt Nam là phở và bánh mỳ đã được đưa vào từ điển tiếng Anh - Oxford English Dictionary.
Người Việt ăn uống cũng rất đa vị. Thông thường món ăn Việt Nam có 5 vị chính: ngọt, mặn, chua, cay, béo; có cả ngũ sắc: đen (tương), đỏ (ớt), xanh (rau), vàng (khế chín), trắng (bánh tráng, bún). Ăn một miếng mà mắt thấy 5 màu, lưỡi nếm 5 vị và có khi còn hơn thế nữa...
Văn hóa ẩm thực người Việt được biết đến với những nét đặc trưng như: tính hòa đồng, đa dạng, ít mỡ; đậm đà hương vị với sự kết hợp nhiều loại gia giảm để tăng mùi vị, sức hấp dẫn trong các món ăn. Việc ăn thành mâm và sử dụng đũa và đặc biệt trong bữa ăn không thể thiếu cơm là tập quán chung của cả dân tộc Việt Nam.
Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương Bần, húng Láng có gì ngon hơn?
Vải Quang, húng Láng ngổ Đầm
Cá rô đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây
Thanh Trì có bánh cuốn ngon
Có gò Ngũ nhạc có con sông Hồng
Đề cao ẩm thực không chỉ để ăn ngon, ăn sạch, ăn khoẻ mà còn là nơi tiếp nguồn sức sống cho thể chất và tinh thần.
Trời đánh còn tránh bữa ăn
Có thực mới vực được đạo
Dân dĩ thực vi tiên (người dân lấy ăn làm đầu)
Ăn được ngủ được là tiên
"



Các bài viết cùng thể loại: