[Nội dung ẩn để xem]
"Qua những cuộc chiến tranh, nền ẩm thực cũng du nhập một số những nét đặc trưng của ẩm thực ngoại lai, hình thành nhiều phương thức phù hợp với khẩu vị của cư dân bản địa.
Bản sắc dân tộc là một phạm trù động, chứ không tĩnh, nó luôn được bổ sung và làm mới trên cơ sở đặc điểm và đặc tính của cộng đồng dân tộc. Văn hóa ẩm thực cũng như mọi thành tố văn hóa khác của Việt Nam phải trải qua nhiều giai đoạn biến đổi, nhưng rồi mọi sự giao lưu và tiếp thu qua biến đổi, rốt cuộc được bản địa hóa, mang đậm dấu ấn trí tuệ và tâm hồn dân tộc. Đất nước Việt Nam nằm ở vị trí “ngã tư đường của các nền văn minh” nên từ lâu lịch sử Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi hai trào lưu giao thoa lớn: giữa Đại Việt - Việt Nam với Trung Hoa trước công nguyên cho đến tận ngày nay, và sự giao lưu văn hóa Việt Nam với phương Tây từ TK XVII-XVIII, nhất là với Pháp và qua Pháp với châu Âu từ cuối TK XIX trở đi. Trừ những món ăn thức uống dân gian thuần Việt đã trở thành bề dày của truyền thống, còn hầu như không thứ ẩm thực nào mang tính hiện đại của Việt Nam mà không ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi một quá trình giao lưu liên tục với bên ngoài. Sự tinh tế thẩm mỹ và kinh nghiệm khéo léo từ đôi bàn tay, con người Việt Nam đã xây dựng một nền văn hóa ẩm thực cho riêng mình.
Với quan điểm duy vật thì ăn uống - ẩm thực cũng như mặc, ở, đi lại là thuộc về nhu cầu vật chất cơ bản của con người. Nhưng ăn uống lại còn nhiều khía cạnh đó là cách ăn, lối ăn. Để từ đó việc ăn uống, văn hóa ẩm thực vừa có tính cách vật thể (nồi, niêu, bát chum, bình, lọ), vừa có tính cách phi vật thể (gõ lên âm thanh).
Ẩm thực đường phố Việt Nam đa dạng và phong phú. Bên cạnh những món ăn truyền thống, còn có những món là sản phẩm của quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa với các dân tộc sinh sống lâu đời ở Việt Nam như dân tộc Hoa, Chăm, Khmer hay các quốc gia phương Tây và gần đây còn có các món ăn vặt đến từ các nước như Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ… Các món ăn này được người Việt tiếp nhận và biến đổi ít nhiều tùy theo khẩu vị và phong cách chế biến của người Việt.
Một món ăn chủ yếu chịu ảnh hưởng của các thành phần có sẵn tại địa phương hoặc thông qua thương mại, buôn bán trao đổi.
Văn hóa ẩm thực cũng như văn hóa là một phức thể những tác động và hiệu quả qua lại giữa con người và tự nhiên cùng xã hội. Con người là tổng thể nhiều chiều, hiện nay theo ít nhất là 4 chiều quan hệ: Quan hệ với tự nhiên: được gọi là chiều cao; Quan hệ với xã hội đương đại: được gọi là chiều rộng; Quan hệ với chính mình: được gọi là chiều sâu tâm linh; Quan hệ với tổ tiên: được gọi là chiều lịch sử - tâm thức.
Qua hàng triệu năm tiến hóa, ngày một văn minh hơn. Những tri thức cơ bản đầu tiên về lĩnh vực ăn uống được tạo nên khái niệm đầu tiên về văn hóa ẩm thực.
Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương Bần, húng Láng có gì ngon hơn?
Vải Quang, húng Láng ngổ Đầm
Cá rô đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây
Thanh Trì có bánh cuốn ngon
Có gò Ngũ nhạc có con sông Hồng
"



Các bài viết cùng thể loại: