Ông Đào Trung Chính, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã trao đổi với báo chí về việc Luật Đất đai 2013 đã tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trước đây cho người dân và doanh nghiệp.
>> [Nội dung ẩn để xem]
Đất đai là nguồn tài nguyên, tài sản quan trọng của đất nước và cũng là điều kiện cần thiết cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Luật Đất đai sửa đổi năm 2013 đã chính thức có hiệu lực từ tháng 7/2014.

Khi trao đổi với phóng viên dịp đầu Xuân, ông Đào Trung Chính, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai đã cho biết một số ý kiến về thực hiện Luật Đất đai 2013 đã tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trước đây của người dân và doanh nghiệp.
>> [Nội dung ẩn để xem]
Tổng kết năm 2014, ngành tài nguyên môi trường đã triển khai thành công nhiều hoạt động. Trong đó, thành công nổi bật nhất là việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2013, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp. Đánh giá của ông về vấn đề này như thế nào?
>> [Nội dung ẩn để xem]
Từ ngày 1/7/2014, Luật Đất đai 2013 đã chính thức có hiệu lực. Theo đó, Luật đã quy định cụ thể những yêu cầu của Nhà nước đối với người sử dụng đất như: Bảo hộ quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng đất; quy định cụ thể về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản trên đất khi đủ điều kiện, kể cả trường hợp sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất. Ngoài ra, Luật Đất đai sửa đổi cũng nhấn mạnh đến quyền được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Đặc biệt, Luật đã quan tâm hơn đến vấn đề an sinh xã hội như tái định cư, hỗ trợ đào tạo nghề, tìm kiếm việc làm cho người có đất bị thu hồi. Bên cạnh đó, Luật cũng mở rộng quyền cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất.

Một điều rất đáng ghi nhận là Luật Đất đai mới đã quy định mở rộng hơn về quyền tiếp cận đất đai đối với hộ gia đình, cá nhân và tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra Luật cũng quy định bình đẳng hơn trong việc áp dụng quy định về thu hồi đất, hình thức giao đất, cho thuê đất giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Để thực hiện tốt công tác quản lý đất đai, Luật Đất đai sửa đổi đã bổ sung một số điều khoản quy định cụ thể hơn vai trò giám sát của người dân. Theo ông, ví dụ nào chứng minh quy định này được áp dụng hiệu quả?

Luật Đất đai mới có rất nhiều điểm đổi mới nổi bật, trong đó có việc tăng cường vai trò giám sát của người dân thông qua các tổ chức chính trị, mặt trận tổ quốc, cũng như sự tham gia trực tiếp của người dân vào các việc mà cơ quan Nhà nước ra quyết định hành chính về đất đai. Tôi lấy ví dụ, trong khâu quy hoạch, Luật quy định việc quy hoạch kế hoạch sử dụng đất các cấp phải lấy ý kiến của người dân. Sau đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có báo cáo tiếp thu và giải trình. Một ví dụ khác là liên quan đến vấn đề thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư, Luật Đất đai sửa đổi yêu cầu UBND cấp tỉnh phải trình HĐND tỉnh thông qua danh mục các dự án thu hồi đất.



Các bài viết cùng thể loại: