Cho dù thanh khoản thị trường đã cải thiện, hai đầu cung - cầu sản phẩm cũng dần khớp nối nhịp nhàng, nhưng việc mua được chốn an cư suôn sẻ cũng chưa hẳn đã dễ dàng. Vẫn còn đó những mối lo của người mua về sự đảm bảo cho khoản tiền mình bỏ ra cho sản phẩm.
Sau khi đã gom góp đủ số tiền cần thiết, việc tìm hiểu kỹ càng từ vị trí, phong thủy đến chất lượng pháp lý, giá trị sản phẩm (nhà hoặc đất) là quy trình ai cũng nắm rất rõ trước khi đặt cọc, ký hợp đồng mua bán. Đó là chưa kể nỗ lực bổ sung các kiến thức luật pháp liên quan và tham khảo thông tin từ người thân, bạn bè... Những tưởng chừng đấy thứ bỏ túi đã đủ để ung dung tậu nhà, nhưng thực tế, có quá nhiều điều bất ngờ có thể xảy ra trong quá trình mua bán...
Bạc tóc vì… chủ nhà tác quái
Chia sẻ với người viết bài này, gia đình anh Huy (quê gốc Nam Định, đã làm việc ở Hà Nội 9 năm qua) vẫn còn nguyên tâm trạng bức xúc: “Gom góp được khoảng 3 tỷ đồng nhờ rút sổ tiết kiệm thêm nguồn vay mượn họ hàng hai bên, vợ chồng tôi cũng may mắn chốt được một căn nhà mặt ngõ khá rộng ở khu Lương Định Của – Đông Tác (quận Đống Đa) nói chung rất ưng ý. Hai bên cũng đã ký hợp đồng công chứng với thỏa thuận bên mua sẽ trả chi phí thuế trước bạ, còn bên bán sẽ lo các khoản như thuế, phí để sang tên, cấp sổ… Thế mà mình vẫn bị gây khó” – anh Huy thở dài.
>> [Nội dung ẩn để xem]
Theo như anh Huy kể, căn nhà có 2 tầng 1 tum, diện tích sử dụng khoảng 98m2 với giá trị ghi trong hợp đồng là 2,8 tỷ đồng (theo anh Huy đây là giá khá hời vì chủ nhà bán gấp). Ký hợp đồng công chứng xong, bên mua đã trả đầy đủ tiền cho chủ nhà. Thế nhưng, tới lúc nhận sổ đỏ, cơ quan chức năng lại yêu cầu phải nộp thêm gần 2 triệu đồng tiền lệ phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp sổ. Không làm đúng như thỏa thuận trong hợp đồng, bên bán đùn đẩy bên mua phải thanh toán số tiền này và nhất định không bàn giao nhà.
Do “ngại” va chạm với chủ nhà (vốn là “dân bản địa” gần 20 năm), và cũng không muốn làm to chuyện (tức báo chính quyền hoặc nhờ luật sư can thiệp) khi mới chân ướt chân ráo về nơi ở mới, người mua và kẻ bán cứ thế giằng co suốt thời gian dài.

Cực chẳng đã, sau hơn một tháng đôi co, gia đình anh Huy quyết định trả khoản lệ phí thẩm định để được nhận sổ và đòi chủ cũ bàn giao. Cuộc bàn giao sau đó cũng diễn ra chóng vánh, thế nhưng chủ nhân mới đã khóc ròng vì tiền điện, nước, viễn thông của chủ cũ vẫn còn nguyên cả đống. Đấy là chưa kể một số hạng mục điện nước, nội thất căn bản của ngôi nhà đã bị phá hỏng và hao hụt cả những chi tiết quan trọng. “Tiền phụ trội ngót nghét 70 triệu đồng, lại thêm suy nghĩ, hai vợ chồng tôi bạc cả tóc anh ạ” – chủ nhà mới cười buồn.



Các bài viết cùng thể loại: