Trong thông báo 1853 của Sở Xây dựng ghi rõ "hầu hết người dân đồng thuận", tuy nhiên, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội khẳng định việc tổ chức thiếu minh bạch.
Hàng loạt câu hỏi của báo giới trong nước đã được khất trong buổi họp báo về vấn đề thay thế, chặt hạ cây xanh trên địa bàn Hà Nội diễn ra chiều 20/3.
Không chỉ vậy, hàng loạt phát ngôn của các quan chức Hà Nội xung quanh kế hoạch thay thế 6.700 cây xanh trên địa bàn Hà Nội cũng "đối nhau chán chát".
>> [Nội dung ẩn để xem]
Còn nhớ, hôm 17/3, tờ Vietnamnet đã ghi lại lời của Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Đăng Long khẳng định việc "chặt cây xanh Hà Nội không phải hỏi dân".
Vị này nói: "Cái gì cũng phải hỏi ý kiến hay sao? Bây giờ chỉ có chuyện trồng cây mà phải hỏi ý kiến dân! Tôi hỏi thế đất nước bây giờ động đến cái gì đi hỏi dân thì bầu ra chính quyền làm gì.
(...) Không phải hỏi gì cả, đấy là trách nhiệm của cơ quan quản lý, của chính quyền. Một cái cây chặt đi cũng phải hỏi dân trong khi còn rất nhiều việc khác".
Thế nhưng, Sở Xây dựng Hà Nội lại khẳng định ngược lại lời ông Phan Đăng Long rằng: "Hầu hết dân đồng thuận việc chặt cây!"
>> [Nội dung ẩn để xem]
Cụ thể, thông báo 1853 ngày 18/3/2015 của Hà Nội cho biết, trong quá trình tổ chức thực hiện, "Sở Xây dựng đã tổ chức họp báo và phối hợp với chính quyền địa phương thông báo đến người dân và được hầu hết nhân dân tại khu vực thực hiện thay thế cây đồng thuận".
Một điều khiến dư luận thấy khó hiểu là ngay phía Sở Xây dựng đã có những thông tin trái ngược nhau.

Trong khi thông báo 1853 nói hầu hết người dân đồng thuận thì vị Phó GĐ Sở Xây dựng HN Hoàng Nam Sơn khẳng định: "Người dân cũng đã có ý kiến và chúng tôi đã rút kinh nghiệm.
Chính vì thế, trên các tuyến phố, không phải tuyến nào cũng thay thế toàn bộ mà chỉ những cây không đúng chủng loại đô thị, cây cong, nghiêng, sâu, mục, xấu... mới được thay thế bằng các loại cây phù hợp".
Trong một diễn biến khác, trưa 20/3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo chính thức chỉ đạo việc dừng chặt hạ cây xanh tại Hà Nội. Vị này yêu cầu Sở Xây dựng TP và các đơn vị liên quan phải kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm về vụ việc này.
>> [Nội dung ẩn để xem]
Ông Thảo nêu rõ: "Việc chỉnh trang trồng bổ sung thay thế cây xanh đô thị phải thông tin kịp thời, đầy đủ, công khai minh bạch và tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học, nhân dân, tạo sự đồng thuận trước khi thực hiện".
Trong yêu cầu dừng việc thay thế, hạ chuyển cây xanh, Chủ tịch HN Nguyễn Thế Thảo nhấn mạnh:
"Chỉ hạ chuyển những cây phải giải phóng mặt bằng xây dựng hạ tầng theo quy hoạch; Chỉ thay thế những cây mục rỗng có nguy cơ đổ gãy, cây nghiêng ảnh hưởng đến an toàn giao thông đến tính mạng, tài sản của nhân dân.
Đối với những cây cong nghiêng ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và cây không đúng chủng loại đô thị thì thực hiện chỉnh trang thay thế từng bước.
Chỉ thay thế những cây không thể chỉnh trang và duy trì được. Những cây phải thay thế nếu còn có khả năng sinh trưởng thì phải đánh chuyển đến nơi trồng mới".
Tuy nhiên, trái ngược với lời ông Thảo, toàn bộ số cây ở đường Nguyễn Chí Thanh dù có cây còn khỏe mạnh cũng đã bị chặt hạ, thay thế bằng cây vàng tâm vì lý do duy nhất là thiếu đồng bộ. Việc thay thế này đã được TP.Hà Nội chấp thuận.
Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục thông tin trên một tờ báo trong nước: "Đường Nguyễn Chí Thanh có 381 cây bóng mát thuộc 15 loài, trong đó chiếm số nhiều là cây hoa sữa với 228 cây, keo có 81 cây, số còn lại thuộc 13 loài khác nhau.
Do sự thiếu đồng bộ này nên Sở Xây dựng đề xuất thay thế toàn bộ số cây này bằng cây vàng tâm và TP.Hà Nội đã chấp thuận".
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng trong buổi họp báo về thay thế, chặt hạ cây xanh thì thừa nhận: “Việc tổ chức thực hiện thiếu thông tin, thiếu minh bạch và sự nôn nóng của một số nhà tài trợ gây dư luận bức xúc”.



Các bài viết cùng thể loại: