Dù lạc quan với thị trường bất động sản (BĐS) trong năm 2016, nhiều chuyên gia vẫn cho rằng, sức tiêu thụ của thị trường trong năm nay khó có thể tạo ra những đột phá do giới đầu tư không còn nhiều hỗ trợ tài chính từ phía ngân hàng.
>> [Nội dung ẩn để xem]
Tín dụng sẽ kìm hãm nhà đầu tư lướt sóng
Một trong những vấn đề được quan tâm là việc ngân hàng nhà nước siết chặt tín dụng, giảm tỷ lệ nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay đối với các khoản trung, dài hạn từ 60% xuống 40% liệu có gây ảnh hưởng đến sức tiêu thụ của thị trường? Câu trả lời là có, tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định, sự suy giảm sức mua này không khiến thị trường thiếu sôi động mà có thể coi như một bước thanh lọc thị trường, như hành động cảnh báo và giúp hạn chế sự đầu cơ trong BĐS. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, đây là sự điều chỉnh mang tính cần thiết nhằm hạn chế rủi ro đổ vốn vào BĐS và tình trạng nhà đầu tư lướt sóng tràn lan như hiện nay.
>> [Nội dung ẩn để xem]
Nhìn lại năm 2015, sức tiêu thụ của thị trường BĐS cao gần gấp đôi so với năm 2014. Tuy nhiên, phần lớn lượng tiêu thụ này tập trung vào phân khúc hạng sang, hướng đến khách mua chính là giới đầu tư, điều này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nền kinh tế. Những người có đủ tiền để mua BĐS cao cấp ở Việt Nam thực ra không nhiều, có thể đếm trên đầu ngón tay được, nhưng thực tế việc BĐS cao cấp nóng quá nhanh trong năm qua phần nhiều lại là nhờ sự hỗ trợ tín dụng từ ngân hàng. Nhiều nhà đầu tư, đầu cơ và dân kinh doanh BĐS vẫn bám quá nhiều vào tín dụng hỗ trợ từ ngân hàng, lãi suất ưu đãi của nhà nước để mạnh tay lướt sóng. Việc siết tín dụng khiến dân lướt sóng ít nhiều phải dè chừng, các hình thức đầu tư mua sỉ để bán lẻ cũng sẽ hạn chế hơn.
>> [Nội dung ẩn để xem]
Siết chặt tín dụng không chỉ khiến người mua dè chừng mà nhiều doanh nghiệp cũng phải thận trọng tính toán đầu ra. Các chủ đầu tư tỏ ra thận trọng hơn khi tung dự án và niêm yết giá nếu không muốn thị trường quay lưng. Hầu hết các doanh nghiệp đều có động thái dè chừng, không bung hàng ồ ạt như năm vừa qua để đề phòng các tình huống khó tiếp cận vốn tín dụng. Chuyên gia kinh tế Ngô Đình Hãn nhận định, không chỉ sức mua sẽ bị tác động mà nguồn cung sản phẩm và các hoạt động mua bán sáp nhập, cũng sẽ bị tác động ít nhiều. Thị trường BĐS vốn lệ thuộc rất lớn vào nguồn vốn ngân hàng, vì vậy, trước nguy cơ tín dụng BĐS có thể bị thắt chặt, doanh nghiệp buộc phải thay đổi kế hoạch kinh doanh. Thêm vào đó, việc thâu tóm lượng lớn sản phẩm trong năm 2015 khiến nguồn vốn hiện có của nhà đầu tư đã không còn nhiều, nếu muốn tiếp tục gom về một lượng lớn sản phẩm nữa nhưng lại không có sự giúp sức từ ngân hàng là một điều rất khó thực hiện.

Đà tăng giá BĐS khó dừng lại
Dù đối mặt với áp lực tín dụng nhưng hầu như việc BĐS sẽ tiếp tục tăng giá là điều không cần bàn cãi. Ngay từ đầu năm nay, giá bán nhiều dự án đã có sự điều chỉnh, ít nhiều cũng tăng thếm 4-6% so với thời điểm cuối năm 2015. Thực tế cho thấy, nhu cầu thị trường hiện không quá lớn đủ để doanh nghiệp liên tục có động thái tăng giá như trên ít nhiều khiến người mua nhà nghi ngại. Thêm vào đó, việc lãi suất vay ngân hàng sẽ khó giữ ở mức ưu đãi như năm 2015 vừa qua gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức mua của thị trường. Bắt đầu từ tháng 1/2016, hàng loạt ngân hàng thương mại đã điều chỉnh lãi suất tiền gửi theo hướng tăng nhẹ ở các kỳ hạn. Không dừng lại, kể từ sau tết Nguyên đán đến nay lại thêm nhiều ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất huy động lên ở mức cao. Hiện lãi suất huy động đang ở mức 7-8% và rất có khả năng sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Điều này tất yếu dẫn đến lãi suất vay vốn tăng theo và trở thành một lực cản cho sức mua của một bộ phận không nhỏ nhà đầu tư. Hiện lãi suất cho vay cá nhân BĐS vào khoảng 11%, dự kiến nếu áp dụng sẽ tăng lên 12-12,5%, người mua nhà sẽ chịu lãi suất vay cao hơn, giá nhà lại liên tục tăng kéo theo sức mua giảm sút. Sức tiêu thụ của toàn thị trường ít nhiều chịu ảnh hưởng.



Các bài viết cùng thể loại: