Vấn đề công khai thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản vừa được Bộ xây dựng đưa vào nội dung của một Dự thảo mới đây. Kỳ vọng về một thị trường công khai, minh bạch là hoàn toàn có thể nếu những vấn đề trong Dự thảo được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.
>> [Nội dung ẩn để xem]
Không bàn về giai đoạn 2010 trở về trước - thời của tin đồn rỉ tai hay “nghe nói”, từ lúc bong bóng nhà đất vỡ (cuối năm 2010) tới nay, đặc biệt 2 năm qua, việc tìm kiếm thông tin về sản phẩm nhà ở hay quy hoạch hạ tầng trở nên dễ dàng với bất cứ đối tượng nào quan tâm.
>> [Nội dung ẩn để xem]
Còn nhớ cách đây 5 năm, Bộ Xây dựng từng thí điểm xây dựng một vài bộ chỉ số đánh giá thị trường nhưng chưa thành công. Mới đây nhất, Bộ đang dự thảo, xin ý kiến về Nghị định xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường BĐS. Đâu là điểm đáng kỳ vọng ở công cụ luật hóa thị trường này?
>> [Nội dung ẩn để xem]
Dư “thực” nhưng vẫn đói
Đối với phần dữ liệu quản lý công, cần thừa nhận công tác phổ biến kiến thức, công khai chính sách của các bộ, ngành liên quan đã nhanh chóng, kịp thời tới người dân. Tuy vậy, ở góc độ quản lý và phát triển thị trường, trong đó bảo đảm sự chuẩn xác đáng tin cậy về thông tin chỉ báo địa ốc, thị trường vẫn mỏi mắt chờ bàn tay nhà hoạch định chính sách.

Thực tế những năm qua, cứ mỗi dịp công khai thống kê tồn kho giá trị BĐS, Bộ Xây dựng (cơ quan chịu trách nhiệm cao nhất về quản lý ngành) thường gặp “phản pháo” từ nhiều đại diện DN lẫn các chuyên gia đầu ngành về tính chân xác, cơ sở tính toán thực tế số liệu.

Đơn cử, mới đây khi tổng kết thị trường phía Nam năm 2013, Sở Xây dựng Tp.HCM khẳng định còn tồn kho khoảng 20.000 căn hộ. Dragon Capital cho biết con số này lên tới 35.000 căn. CBRE lại nêu 18.000 căn còn Savills thì 14.500 căn.

Đấy là chưa kể các bản báo cáo phân tích thị trường đến từ những đơn vị tư vấn và nghiên cứu ngoại, như Savills, CBRE… cũng thường xuyên “trái chiều” nhau. Kết thúc 3 tháng đầu năm 2014, 2 “ông lớn” trong nghề tư vấn đưa ra thông tin diễn biến thị trường kiểu “mỗi người một phách”.

Savills cho rằng, trên thị trường thứ cấp, giá căn hộ thứ cấp tiếp tục giảm 2% theo quý. Mức giá thứ cấp ở các quận Ba Đình, Từ Liêm, Thanh Xuân và huyện Gia Lâm, hầu như không đổi so với quý trước. Ở phân khúc biệt thự liền kề trong KĐT, Savills chỉ ra giá chào bình quân toàn thị trường giảm -3% (biệt thự) và -2% (nhà liền kề).

Trong khi đó, CBRE đánh giá, giá chào thứ cấp căn hộ để bán trung bình tăng sau 11 quý liên tiếp giảm, tăng 1,1% trung bình cho toàn thị trường so với quý trước. Đồng thời, thị trường biệt thự, liền kề trong KĐT có dấu hiệu tích cực trong quý I/2014: tại một số dự án đã/gần hoàn thiện tại quận Từ Liêm và Hà Đông, giá chào bán tăng nhẹ 5 - 7%....

Các nhà tư vấn ngoại với kinh nghiệm nhiều năm về lĩnh vực thông tin mà dữ liệu “toàn cảnh” thị trường hay báo cáo theo niên độ đã mông lung như vậy, còn về đánh giá vận động thị trường, hay rõ nhất là kết luận về “đáy giá nhà ở”, “đã đến lúc mua nhà” lại càng đa dạng hơn.

Điểm mới trong dự báo diễn biến địa ốc, đó là mật độ xuất hiện nhiều hơn của các đại diện DN chuyên nghề phân phối, cung cấp dịch vụ quản lý “ăn theo” dự án hoàn thiện, như CenGroup hay Đất Xanh.



Các bài viết cùng thể loại: